Hà Nội mở thêm lối lưu thông, giảm tải cho các cây cầu
Hà Nội hiện đã có 6 cây cầu bắc qua sông Hồng gồm: Long Biên, Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân. Tuy nhiên, số lượng cầu này vẫn chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của Thủ đô. Thời gian tới, Hà Nội dự kiến xây dựng thêm một số cây cầu mới bắc qua sông Hồng; trong đó có cầu Trần Hưng Đạo.
Theo phương án đề xuất, cầu Trần Hưng Đạo sẽ đi qua địa bàn các quận: Hoàn Kiếm (phường Phan Chu Trinh, Chương Dương Độ); Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và Long Biên (phường Long Biên, Bồ Đề, Gia Thụy) với tổng chiều dài toàn bộ tuyến khoảng 5,5 km. Điểm đầu dự án là ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm). Điểm cuối dự án tại khu vực giao cắt với Quốc lộ 5A (đường Nguyễn Văn Linh), thuộc địa bàn phường Gia Thụy (Long Biên).Công trình được thiết kế với kết cấu cầu chính hệ dầm chủ dạng dầm hộp liên tục, bê tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cắt rộng 31 m, linh hoạt thay đổi phù hợp với quy mô từng đoạn. Dự kiến, Hà Nội sẽ giao cho doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn xây dựng.
Việc Hà Nội định hướng mở cầu Trần Hưng Đạo được nhiều người dân và giới chuyên môn đánh giá cao về tính cấp thiết và khả thi. Khi cầu Trần Hưng Đạo hiện hữu sẽ giúp giảm tải cho các cầu kể trên. Về lâu dài còn tạo đà để mở thêm hướng kết nối các khu đô thị phía Bắc với trung tâm Hà Nội. Một bài toán nữa mà Hà Nội đang hướng tới khi mở cầu Trần Hưng Đạo là giúp giãn dân khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm) di dời sang khu Việt Hưng (quận Long Biên); giúp rút ngắn khoảng cách giữa đôi bờ sông Hồng, tạo điều kiện để người dân lưu thông tiện lợi hơn. Kỹ sư thủy lợi Đỗ Tiến Công cho rằng, việc đầu tư một công trình vượt sông Hồng trong phạm vi 4 quận nội thành cũ như cầu Trần Hưng Đạo là cần thiết và khả thi. Công trình này sẽ mở thêm một lối lưu thông, kết nối thẳng vào trung tâm thành phố, giảm tải hiệu quả cho các cầu vốn lâu nay đã quá tải như Chương Dương, Long Biên và Vĩnh Tuy. Nêu quan điểm về việc thành phố dự kiến giao cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cây cầu, kỹ sư chuyên ngành giao thông cầu đường Đặng Đức Hưởng phân tích, trên thực tế, nhiều tỉnh thành đã thành công khi giao cho tư nhân tham gia xây dựng những công trình công ích, như ở Quảng Ninh là Sân bay Vân Đồn. Việc giao cho tư nhân thực hiện dự án giúp giảm áp lực ngân sách Nhà nước; đồng thời, đẩy nhanh được tiến độ triển khai do cắt giảm được một số thủ tục đầu tư, người dân sớm được hưởng lợi từ dự án.Song có một thực tế, hiện thành phố đang dừng các dự án dạng BT (xây dựng - chuyển giao) thì việc xây cây cầu có vốn khoảng chục nghìn tỷ đồng sẽ được thực hiện theo phương thức nào cũng là bài toán cần phải cân nhắc và thận trọng.
Anh Nguyễn Đắc Sơn - người dân sinh sống ở phường Bồ Đề (Long Biên) nhận xét, cầu được xây dựng sẽ đánh thức tiềm năng kinh tế của khu vực Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh...; thúc đẩy kết nối với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô.Tuy nhiên, cầu Trần Hưng Đạo được dự kiến xây dựng ở khu vực có đông dân cư sẽ gặp khó khăn khi giải phóng mặt bằng. Do vậy, dự án cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc giá đền bù, quỹ đất tái định cư, giải phóng mặt bằng.
"Chính quyền cần công khai cụ thể chỉ giới phạm vi cây cầu chạy qua để người dân biết và chuẩn bị tinh thần. Người dân nghe nói cây cầu đi qua đất của phường mình nhưng chưa biết cụ thể vị trí nào và có mở rộng thêm nữa không, phương án kiến trúc ra sao, bao giờ thì di dời giải phóng mặt bằng nên cũng rất băn khoăn.Đầu tháng 9, chúng tôi có đến UBND phường để hỏi về thông tin cầu Trần Hưng Đạo nhưng đều được trả lời chưa có thông tin chính thức bằng văn bản của cấp trên" - anh Sơn băn khoăn.
Theo thông tin từ Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, thành phố đã chấp thuận cho một doanh nghiệp tư nhân lập báo cáo tiền khả thi dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo. Về phương thức thực hiện, thành phố đang cân nhắc, có thể dự kiến phương theo hình thức đối tác công tư (PPP) và thu phí... Trước đó, thành phố Hà Nội đã đưa ra 3 phương án thiết kế cây cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng gồm: Người chủ soái; Cánh hạc bay; Xứ Đông Dương. Công trình cầu Trần Hưng Đạo được thành phố xác định có tính chất văn hóa, kết nối địa danh lịch sử, các khu vực trung tâm nội đô lịch sử phía Nam sông Hồng với khu vực trung tâm phát triển phía Bắc sông Hồng nên mọi công việc liên quan đều được làm thận trọng, cân nhắc đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa doanh nghiệp và người dân. Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn tới Hà Nội sẽ có 10 cầu vượt sông Hồng được tiếp tục đầu tư xây dựng gồm: Mễ Sở, Hồng Hà, Thăng Long mới, Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc./.- Từ khóa :
- Cầu hà nội
- hà nội
- quy hoạch sông hồng
- giao thông hà nội
Tin liên quan
-
Thị trường
Du lịch Hà Nội: Bài 1 - Vượt khó sau “cánh cửa” hẹp
11:24' - 07/10/2021
Vượt lên những khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tìm cho mình hướng đi riêng, lách qua “cánh cửa” hẹp để duy trì hoạt động, chờ thời cơ đón khách trở lại khi du lịch phục hồi.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội hỗ trợ người dân từ phía Nam về quê di chuyển qua thành phố
19:43' - 06/10/2021
Ngày 6/10, để kịp thời hỗ trợ người dân vùng dịch phía Nam trên đường về quê đi qua địa bàn, lực lượng chức năng đã có nhiều giải pháp từ dẫn đoàn, hỗ trợ nước uống, đồ ăn nhanh, test COVID-19…
-
Bất động sản
Giá căn hộ tại Hà Nội sẽ tăng từ 5-7% trong vòng 3 năm tới
11:41' - 06/10/2021
CBRE dự báo, năm 2022, nguồn cung mở bán mới và doanh số bán dự kiến phân khúc căn hộ tại Hà Nội sẽ phục hồi về ngưỡng 25.000 – 27.000 căn. Mức giá sơ cấp sẽ tăng khoảng 5-7%/năm trong vòng 3 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.