Hà Nội: Nguy cơ ngập úng mỗi khi có mưa lớn đang hiện hữu
Diễn biến thời tiết năm 2017 dự báo là khó lường với nhiều trận mưa lớn, có nguy cơ gây úng ngập ở nhiều nơi.
Mặc dù đã xây dựng “kịch bản” tiêu thoát nước khi mưa lớn, tuy nhiên, thực tế hiện nay còn nhiều điểm công trình thi công vi phạm dòng chảy trên hệ thống sông, mương ở Hà Nội, gây khó khăn trong tiêu thoát nước, nguy cơ ngập úng mỗi khi có mưa lớn đang hiện hữu.
Điểm mặt công trình vi phạm
Khu vực hạ lưu sông Kim Ngưu đoạn giáp ranh giữa quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì là điểm vi phạm dòng chảy, thoát nước mùa mưa điển hình. Nhiều tháng nay, đoạn sông trên bị "bóp nghẹt" đến hai phần để thi công công công trình thuộc dự án mở rộng cầu vượt Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Đơn vị thi công đã cho đổ đất, đá đóng nhiều cọc sắt tại lòng sông. Mỗi khi mưa lớn, sông Kim Ngưu có nhiệm vụ đưa nước về Trạm bơm Yên Sở để cứu ngập cho Thủ đô nhưng đoạn cuối dòng sông bị thu hẹp như cổ phễu, lượng rác dồn về đây mỗi ngày rất lớn, gây ách tắc dòng chảy, phát sinh mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường.
Thường xuyên làm việc tại khúc sông trên, chị Nguyễn Thị Việt, công nhân Tổ thoát nước số 2, Xí nghiệp Thoát nước số 7, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết: Hàng ngày, công nhân phải vớt rác hai lần nhưng không xuể.Rác bám vào cọc sắt, ứ đọng cùng đất đá gây ách tắc dòng chảy. Đặc biệt mỗi khi trời mưa, lượng rác đầu nguồn chảy về ứ đọng tại đây càng nhiều khiến cho việc tiêu thoát nước rất khó khăn. Đã đến mùa mưa, mong muốn của chúng tôi là công trình thi công nhanh chóng, trả lại sự thông thoáng cho dòng sông để đảm bảo thoát nước.
Vi phạm dòng chảy, ảnh hưởng thoát nước mùa mưa đang diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội. Vi phạm tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ nhà dân lấn chiếm kênh mương, đến các công trình xây dựng của tập thể cũng đặt vật liệu, thi công trên lòng sông.Trên thực tế, một số công trình xây dựng trên địa bàn thành phố có xin phép được thi công trong lòng sông nhưng cũng không mấy khi thực hiện đúng quy định.
Công trình tại khu tuyến kênh N1 có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho các xã, phường gồm Thanh Xuân Nam (Thanh Xuân), Tân Triều, Thanh Liệt (Thanh Trì). Để thi công dự án, chủ đầu tư đã cho đơn vị thi công chặn cống hộp có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho ba xã kể trên.
Mặc dù đơn vị thi công có văn bản thỏa thuận với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội về thời gian ngăn dòng chảy để phục vụ thi công nhưng đến nay đã quá thời hạn quy định.
Xí nghiệp thoát nước số 7 đã lập biên bản vi phạm, chủ đầu tư công trình đã ký vào biên bản vi phạm nhưng không thực hiện cam kết, tháo dỡ vi phạm tại cửa cống để phục vụ tiêu thoát nước. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, đơn vị thi công vẫn còn để khá nhiều bao tải đất, đát, vật liệu xây dựng trong lòng cống.
Theo anh Lê Quang Duy, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội làm nhiệm vụ nắm bắt tình hình quản lý sông N1 cho biết, việc đơn vị thi công còn để vật liệu xây dựng trong cống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thoát nước mùa mưa.Trường hợp mưa lớn xảy ra, nước của ba xã, phường kể trên và khu vực liền kề dồn về đây, không được tiêu thoát kịp thời sẽ gây nghập lụt.
Kiểm tra, giải tỏa vi phạm
Những điểm vi phạm dòng chảy không chỉ gây khó khăn trong tiêu thoát nước mùa mưa mà còn là nguyên nhân làm ùn ứ rác thải, ô nhiễm môi trường nguồn nước.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo tiêu thoát nước mùa mưa, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội đã xây dựng kịch bản tiêu thoát nước, trong đó có việc thường xuyên tổ chức nhặt rác trên sông, mương, thực hiện múc bùn, dùng cơ giới nạo vét các tuyến sông do đơn vị quản lý.
Khối lượng được Công ty thực hiện là: nạo vét được 56.200 lần cống ngang, 4.000m3 bùn cống ngầm, 29.000m3 bùn mương sông và 69km trục chính cống các loại.
Đề cập đến các điểm vi phạm dòng chảy là tác nhân gây ngập úng trên địa bàn Thủ đô khi có mưa lớn, ông Lê Vũ Quảng Sương - Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết: Việc tự giác tháo dỡ các điểm vi phạm dòng chảy của một số cá nhân, tổ chức thi công công trình trên kênh, mương, sông thoát nước còn kém.Cho dù có thỏa thuận với công ty thoát nước nhưng ít công trình thực hiện đúng cam kết. Phần vì họ bị sức ép tiến độ nhưng cũng có trường hợp chây ỳ, xem thường khi bị nhắc nhở, yêu cầu tháo dỡ.
Chúng tôi thường xuyên phối hợp với Thanh tra xây dựng, chính quyền địa phương thực hiện kiểm tra nhắc nhở, thậm chí là xử phạt các đơn vị vi phạm tuy nhiên việc xử phạt cũng không dễ dàng.
Ông Lê Vũ Quảng Sương nhấn mạnh thêm: "Trong trường hợp chủ đầu tư không tự tháo dỡ, đơn vị sẽ phối hợp với lực lượng chức năng kiên quyết cưỡng chế vi phạm để đảm bảo dòng chảy khi mưa lớn. Song trên hết, Công ty kêu gọi sự chủ động, tự giác của các đơn vị thi công khẩn trương tháo dỡ các công trình gây ách tắc dòng chảy, hạn chế thấp nhất xảy ra ngập lụt khi mưa lớn".
Trong một vài trận mưa đầu mùa hè năm nay, dù lượng mưa chưa lớn nhưng đã gây ra ngập nhẹ ở một số tuyến phố.Theo khảo sát của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội, năm 2017 toàn thành phố còn 18 điểm có nguy cơ ngập úng khi có mưa lớn trên 50mm/2 giờ đến 100mm/2 giờ liên tục.
Nguy cơ ngập lụt một tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội đang hiện hữu, trong khi đó những điểm vi phạm dòng chảy như ở hạ lưu sông Kim Ngưu hoặc trên nhiều tuyến sông khác trên địa bàn vẫn đang tồn tại chính là thách thức trong công tác thoát nước mùa mưa năm nay ở Thủ đô./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Điểm danh 18 điểm nguy cơ ngập úng khi mưa lớn tại Hà Nội
19:52' - 20/04/2017
Trước những dự báo về tình hình thời tiết năm 2017 có những diễn biến khó lường, nhiều yếu tố trái quy luật, nên mùa mưa năm nay ở Hà Nội vẫn còn nhiều điểm nguy cơ úng ngập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.