Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài cuối - Quyết tâm gỡ vướng
Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, có nêu: Hà Nội cần tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ đặc thù - vượt trội. Tăng cường phân cấp, phân quyền giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, môi trường, dân cư, tổ chức bộ máy, biên chế…
Trên cơ sở định hướng của Đảng, Hà Nội càng có niềm tin để thực hiện phân cấp, ủy quyền trong giai đoạn tới, theo tinh thần “Hà Nội vì cả nước”. Khi mô hình thành công sẽ là điều kiện tốt để nhân rộng cho các địa phương trên toàn quốc. Tuy nhiên, Hà Nội cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn để tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong tiến trình thực hiện.
*Rèn luyện cán bộ từ việc mới, việc khóQua một năm triển khai phân cấp ủy quyền gắn với cải cách hành chính tại Hà Nội, dù còn những bất cập nhưng về cơ bản là những kết quả vượt bậc. Khi phân cấp, ủy quyền bảo đảm công việc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, không còn tình trạng né tránh, không chịu trách nhiệm dẫn đến hiệu quả công việc của người dân doanh nghiệp được cấp chính quyền giải quyết nhanh, hiệu quả hơn. Bằng chứng nhờ phân cấp, các địa phương chủ động triển khai nên từ năm 2021 đến nay, hàng trăm km đường, công trình dân sinh cấp huyện được đầu tư nâng cấp giúp tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố đạt kế hoạch giao của Chính phủ. Tính đến ngày 15/11, giải ngân vốn đầu tư công của thành phố là 30.133,7 tỷ đồng, đạt 64,2%.Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Hà Nội có sự bứt phá ngoạn mục, vươn lên xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố năm 2022. Trong khi năm 2021, Hà Nội ở vị trí thứ 10/63 so với cả nước.
Những kết quả đột phá bước đầu về phân cấp, ủy quyền của thành phố cho thấy, hướng đi, cách làm và công tác chỉ đạo thực hiện của Hà Nội là hiệu quả, đúng và trúng nhiệm vụ quan trọng do Đảng và Chính phủ định hướng. Kết quả trên cũng là minh chứng sống động về năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trước hết là vai trò của người đứng đầu Thành ủy Hà Nội trong nửa nhiệm kỳ 2020-2025. Qua ghi nhận thực tế, không chỉ người dân, doanh nghiệp bày tỏ sự hài lòng mà phía chính quyền cấp huyện cũng mong muốn trong thời gian tới, thành phố tiếp tục đẩy mạnh phân cấp. Ông Vũ Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên bày tỏ đồng tình cao về việc thành phố phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện, tạo sự chủ động hơn cho các địa phương trong đầu tư và quản lý sau đầu tư. Hiện, thành phố đang chỉ đạo các địa phương tập trung nguồn lực, trí lực để xây dựng đô thị thông minh, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Trong thời gian tới, ông Trường cho rằng thành phố cần tiếp tục phân cấp, ủy quyền cho các địa phương cả ở lĩnh vực công nghệ thông tin. Từ đó giúp địa phương chuẩn bị tinh thần, nguồn lực để thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng địa phương thông minh. Bà Đặng Thị Huyền, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm nhìn nhận, đầu tiên cũng bỡ ngỡ nhưng qua thực hiện phân cấp giúp cán bộ trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm giải quyết những việc mới, việc khó trước đây chưa từng đảm nhiệm. Huyện sẵn sàng nhận và thực hiện tốt các phần việc phân cấp trong thời gian tới. Trên cơ sở kiến nghị phân cấp quản lý hồ Tây cho quận, ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ khẳng định, sẽ dễ dàng thực hiện các ý tưởng phát huy giá trị du lịch, văn hóa của hồ hơn so với khi chưa phân cấp. *Bài học kinh nghiệm từ tư duy đổi mớiTrên cơ sở tiếp thu và bổ sung những nội dung khuyết, thiếu, Hà Nội có chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp ủy quyền từ cấp thành phố xuống các sở, ngành đến quận huyện và phường xã theo đúng tinh thần của Trung ương và văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội: “Xây dựng quy định phân cấp mạnh mẽ hơn cho các quận, huyện, thị xã về quản lý kinh tế - xã hội gắn với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi”. Cho biết thêm nội dung này, Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin, sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa về phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính, làm sao để tạo điều kiện tốt nhất phát huy các nguồn lực phát triển và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các thủ tục hành chính. Thành phố sẽ đổi mới phương pháp, cách làm, xây dựng quy định phân cấp, ủy quyền đồng bộ trong mỗi ngành, lĩnh vực, chú trọng kết quả sản phẩm cụ thể. Đi sâu vào mục tiêu vụ thể, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin, trong năm 2024, thành phố sẽ xem xét tiếp tục phân cấp 828 nhiệm vụ, trong đó 72 nhiệm vụ của HĐND thành phố, 746 nhiệm vụ của UBND thành phố; cùng với phân cấp, ủy quyền 613 thủ tục hành chính cho cấp sở, huyện. Để triển khai tốt các nội dung trên, trên cơ sở đúc rút từ thực tiễn 2 năm qua, UBND thành phố yêu cầu Sở Nội vụ tiếp tục chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã rà soát lại bộ máy, vị trí việc làm của các đơn vị, xác định biên chế phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đảm bảo thực hiện tinh giảm biên chế theo quy định. Trên tinh thần làm việc quyết liệt, thành phố có Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 13/10 về việc tăng cường trách nhiệm, tập trung xử lý các “điểm nghẽn” trong giải quyết thủ tục hành chính. Thành phố sẽ công khai cơ quan, đơn vị chậm trễ trong thực hiện thủ tục hành chính. Đồng thời yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về thực hiện phân cấp, thủ tục hành chính bị chậm, muộn.Mặt khác, ông Hà Minh Hải nhấn mạnh, thành phố tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thực hiện việc phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính, tháo gỡ những “điểm nghẽn”, vướng mắc của các địa phương trong thực thi Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Kiến trúc... Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện tốt phân cấp, ủy quyền. Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành tập trung hoàn thiện nốt những bộ quy trình nội bộ còn thiếu trong thực hiện các nhiệm vụ phân cấp, ủy quyền để cấp huyện có thể triển khai một cách dễ dàng, đồng bộ.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, việc Hà Nội tiên phong mở đường trong việc phân cấp, ủy quyền sẽ không tránh khỏi những việc mới, việc khó. Đòi hỏi trong thời gian tới các cấp chính quyền thành phố cần đề cao vai trò của người đứng đầu với tinh thần: quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, đánh giá bằng sản phẩm cuối cùng. Trong đó, thành phố đẩy mạnh ủy quyền cho cấp huyện. Còn cấp phường là cơ quan hành chính của cấp huyện làm công tác dịch vụ…, không phân cấp cho cấp phường. Về nội dung này, Hà Nội có thể tham khảo mô hình thể chế của Nhật Bản đang rất thành công với chính quyền địa phương 2 cấp. Trong lần làm việc mới đây với Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, cách làm của thành phố Hà Nội đem lại nhiều bài học ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong đó, bài học quan trọng nhất là tư duy đổi mới và quyết tâm chính trị trong hành động về phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính để hướng tới xây dựng Thủ đô thông minh, giàu đẹp./.>>> Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 1 - Khâu đột phá chiến lược
>>> Hà Nội xây dựng đô thị thông minh: Bài 2- Giảm đầu mối, tầng nấc trung gian
>>> Hà Nội xây dựng đô thị thông minh: Bài 3 - Tạo làn gió mới
>>> Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 4- “Rào cản” từ các quy định pháp luật
- Từ khóa :
- hà nội
- phân cấp ủy
- đô thị thông minh
- xây dựng đô thị
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 3 - Tạo làn gió mới
09:02' - 28/11/2023
Từ khi thành phố Hà Nội phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính tại các sở, ngành, quận, huyện đang tạo ra không khí thi đua phát kiến đổi mới sáng tạo trong cách quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 2- Giảm đầu mối, tầng nấc trung gian
09:01' - 28/11/2023
Hà Nội là đô thị đặc biệt có nhiều yếu tố mới phát sinh trong công tác quản lý nhà nước. Việc diễn ra ở Hà Nội tốt hay xấu sẽ tác động mạnh tới nhiều tỉnh thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 1 - Khâu đột phá chiến lược
08:17' - 28/11/2023
Cơ chế “quyền anh, quyền tôi”; “cua cậy càng, cá cậy vây”, kèm với tư tưởng ăn sâu bám dễ “Hà Nội không vội được đâu” nên việc nhỏ như thay thế bóng đèn đường cũng phải xin ý kiến rất nhiều ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ
13:55'
Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian tới Trung ương tiếp tục quan tâm, đầu tư để Cần Thơ phát triển xứng tầm với vai trò, vị trí trung tâm khu vực Tây Nam Bộ và cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ vượt 7%
09:43'
Trong quý cuối năm 2024, nếu không có những biến động lớn xảy ra, như bão, lũ hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta có cơ sở để đạt được mức tăng trưởng 7% năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và GGGI hợp tác hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng xanh
22:21' - 14/12/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ này vừa phối hợp với Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) triển khai Khung Kế hoạch quốc gia (CPF) giai đoạn 2024-2028.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
20:26' - 14/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Không để ách tắc công việc sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
20:06' - 14/12/2024
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, không để ách tắc công việc sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu các thành phố trực thuộc Trung ương về giải ngân vốn đầu tư công
19:01' - 14/12/2024
So sánh về tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch vốn các địa phương giao, Hải Phòng đều đứng đầu các thành phố trực thuộc Trung ương về giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06
17:35' - 14/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Đề án hợp nhất 2 Bộ Xây dựng và Giao thông Vận tải đúng tiến độ
15:32' - 14/12/2024
Trước ngày 20/12/2024, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Xây dựng) tiếp tục tham mưu để Lãnh đạo Bộ và Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Bộ Nội vụ để hoàn thiện Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy sau hợp nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
PetroVietnam hiện thực hóa lộ trình chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng
15:30' - 14/12/2024
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đang triển khai các giải pháp hiện thực hóa lộ trình chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng theo định hướng là tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia.