Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 4- “Rào cản” từ các quy định pháp luật
Tuy nhiên, do thực hiện tiên phong về phân cấp, ủy quyền cùng với Hà Nội là một siêu đô thị nên quy mô dân số đông, hạ tầng lại đang trong quá trình hoàn thiện, phát sinh nhiều vấn đề dân sinh bức xúc hơn các tỉnh, thành phố khác. Trong khi đó, những quy định của pháp luật chưa được điều chỉnh phù hợp, khiến một số công việc trong phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính của Thủ đô bị “bó”, khó triển khai ở cấp cơ sở.
Chưa thông suốt quản lý một số lĩnh vực
Thành phố Hà Nội đang hướng tới triển khai xây dựng thành phố thông minh. Tại đó, hệ thống điện, giao thông, chiếu sáng được ứng dụng công nghệ điều khiển từ xa, linh hoạt. Trong đó, hệ thống chiếu sáng công cộng là một trong những công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị quan trọng phục vụ mục đích công cộng, đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ thông minh sớm và đồng bộ nhằm tạo diện mạo khang trang cho bộ mặt đô thị.
Từ hai năm nay, hệ thống chiếu sáng của Hà Nội bị “cắt vụn” do phân cấp. Tức là hệ thống chiếu sáng ở những tuyến đường lớn có tên sẽ thuộc cấp thành phố quản lý; cấp quận chịu trách nhiệm duy tu, duy trì, vận hành hệ thống chiếu sáng ngõ xóm, tuyến đường mới do quận, huyện làm chủ đầu tư. Việc phân cấp này đem lại hiệu quả trong quá trình đầu tư, thay thế, duy trì. Bóng hỏng, đường dây đứt cấp quận, huyện có thể triển khai thay thế ngay. Nhưng nhìn nhận dưới góc độ triển khai công việc, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên chiếu sáng đô thị thành phố lại đưa ra những bất cập. Hà Nội là đô thị có quy mô hệ thống chiếu sáng công lớn thứ hai cả nước, với tuyến chiếu sáng dài hơn 5.300km trên địa bàn 30 quận, huyện, hơn 212.000 bộ đèn các loại, hơn 2.700 tủ điều khiển chiếu sáng. Trong khi đó, theo yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành, những thiết bị chiếu sáng kể trên phải được đặt dưới sự quản lý, điều hành của một trung tâm duy nhất ở cấp thành phố. Song khi phân cấp, các tuyến đường dây, tủ điều khiển phải bàn giao về phía quận, huyện. Cái khó ở chỗ, trước đây, một tủ có chức năng điều khiển ở hai tuyến phố, ngõ thuộc hai địa bàn khác nhau. Do yêu cầu của phân cấp, Công ty chiếu sáng của thành phố phải đi làm việc cực chẳng đã, bóc tách từng tuyến đường dây, tủ điều khiển bàn giao cho quận, huyện quản lý.Khi bàn giao cũng chưa hết khó khăn. Do năng lực quản lý chiếu sáng khác nhau nên quận, huyện lại phải tìm đến Công ty chiếu sáng thành phố để ký hợp đồng quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng. Rõ ràng việc này gây tốn kém, phiền hà cho công tác quản lý. Hơn nữa, việc “chia nhỏ” hệ thống chiếu sáng ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng mạng lưới chiếu sáng thông minh của thành phố. Vì không thể nếu mỗi quận, huyện trên địa bàn lại đầu tư, điều hành hệ thống chiếu sáng theo kiểu riêng của mình.
Tương tự, ở lĩnh vực thoát nước của thành phố đang gặp phải “tắc nghẽn” trong thực hiện phân cấp. Hệ thống thoát nước được ví như “mạch máu” của cơ thể sống, không thể tắc nghẽn ở khu vực nào. Hệ thống thoát nước được điều hành đảm bảo theo lưu vực, nguyên tắc từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp. Khi thành phố thực hiện phân cấp, hệ thống thoát nước ngõ, xóm được giao cho quận, huyện quản lý. Từ đây, quận huyện tổ chức đấu thầu quản lý vận hành thoát nước ngõ, xóm cho địa phương mình. Theo đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã trúng thầu việc duy trì, đảm bảo hệ thống thoát nước ở quận, huyện. Với phương châm “mạnh ai người nấy làm” theo tư duy “chiến thuật” riêng của từng doanh nghiệp, hệ thống thoát nước của thành phố bị vướng vào sự không đồng bộ trong vận hành. Trao đổi về nội dung này, ông Trịnh Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên thoát nước Hà Nội nêu dẫn chứng, “cơ thể sống” sẽ hoạt động tốt khi cách “mạch máu” đều thông thoáng. Trường hợp một đường cống lớn thông thoáng, còn trong ngõ xóm bị ùn ứ bùn rác nước cũng sẽ không thể lưu thông được và ngược lại. Do đó, cần có “nhạc trưởng” cho việc nạo vét, điều hành hệ thống tiêu thoát nước của thành phố. Còn “năm cha, ba mẹ” như hiện nay sẽ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chống úng ngập trên địa bàn.Quy định còn chồng chéo ngáng trở phân cấp, ủy quyền
Qua tìm hiểu tại Hà Nội, ở lĩnh vực thủy lợi, một số đơn vị không hoàn thành bàn giao được công trình thủy lợi theo phân cấp. Hay ở lĩnh vực quản lý rừng, lãnh đạo UBND một số huyện như Quốc Oai, Mỹ Đức và Sóc Sơn cũng chia sẻ, theo phân cấp, cấp huyện có trách nhiệm đầu tư, quản lý sau đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, hiện còn một số hạng mục chưa thực hiện bàn giao xong theo phân cấp của thành phố.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà thông tin, Sở được phân công ủy quyền 90/191 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước. Hiện nay, trang thiết bị kỹ thuật và phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, chưa kết nối, vận hành thống nhất trong toàn thành phố dẫn đến hiệu quả sử dụng còn chưa cao, hồ sơ nhận qua dịch vụ bưu chính công ích chưa nhiều… Trước những dẫn chứng như vừa nêu, UBND thành phố Hà Nội thừa nhận đang gặp phải một số vướng mắc trong quá trình phân cấp trên địa bàn. UBND thành phố cho rằng, quyết định phân cấp là rất quan trọng nhưng phức tạp và khó. Hệ thống pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của một số ngành, lĩnh vực còn chồng chéo, chưa phân định rõ giữa việc phân cấp của cấp tỉnh, thành phố cho cấp huyện. Cụ thể, đối với nhóm thủ tục hành hành chính ủy quyền do Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung) chưa quy định rõ các cơ quan, đơn vị được ủy quyền; các luật chuyên ngành còn chưa thống nhất và quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Do “bó” từ các quy định pháp luật, hiện nay, thành phố mới chỉ ban hành 485/617 quy trình nội bộ; còn 132 chưa thủ tục chưa ban hành hành được, khiến cấp dưới khó thực hiện. UBND thành phố cũng cho biết, qua giám sát, thành phố nhận thấy, ý thức của một số cán bộ nhất là người đứng đầu chưa thực sự quan tâm đến thực hiện nhiệm vụ phân cấp, ủy quyền; chưa chủ động nghiên cứu văn bản, vận dụng chính sách, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ cấp trên “cầm tay chỉ việc” trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn theo phân cấp; chưa quán triệt tinh thần trách nhiệm, quyền hạn của cấp chính quyền nào thì cấp đó phải làm. Ở góc độ pháp lý, Tiến sỹ Luật Đỗ Thị Phương, Giảng viên Học Viện Tài chính nêu, tại Điều 14 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định: “…Cơ quan, tổ chức được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền. Cơ quan, tổ chức nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền”. Rõ ràng, việc phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính của Hà Nội đang gặp những “rào cản” đến từ nguyên nhân khách quan và chủ quan, đòi hỏi được quan tâm, tháo gỡ trong thời gian tới.>>> Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 1 - Khâu đột phá chiến lược
>>> Hà Nội xây dựng đô thị thông minh: Bài 2- Giảm đầu mối, tầng nấc trung gian
>>> Hà Nội xây dựng đô thị thông minh: Bài 3 - Tạo làn gió mới
- Từ khóa :
- Hà Nội
- đô thị thông minh
- tin tức đô thị thông minh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 3 - Tạo làn gió mới
09:02' - 28/11/2023
Từ khi thành phố Hà Nội phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính tại các sở, ngành, quận, huyện đang tạo ra không khí thi đua phát kiến đổi mới sáng tạo trong cách quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 2- Giảm đầu mối, tầng nấc trung gian
09:01' - 28/11/2023
Hà Nội là đô thị đặc biệt có nhiều yếu tố mới phát sinh trong công tác quản lý nhà nước. Việc diễn ra ở Hà Nội tốt hay xấu sẽ tác động mạnh tới nhiều tỉnh thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 1 - Khâu đột phá chiến lược
08:17' - 28/11/2023
Cơ chế “quyền anh, quyền tôi”; “cua cậy càng, cá cậy vây”, kèm với tư tưởng ăn sâu bám dễ “Hà Nội không vội được đâu” nên việc nhỏ như thay thế bóng đèn đường cũng phải xin ý kiến rất nhiều ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.