Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 2- Giảm đầu mối, tầng nấc trung gian
Phân cấp, ủy quyền theo quy định hiện nay thực chất là trao quyền, thẩm quyền của cấp trên cho cấp dưới. Trong đó, phân cấp được thực hiện thường xuyên, liên tục các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phân cấp. Còn ủy quyền chỉ trong 1 thời gian xác định bằng văn bản ủy quyền.
Đối với thành phố Hà Nội, phân cấp, ủy quyền còn nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, giảm đầu mối, tầng nấc trung gian; tạo sự chủ động cho cấp dưới, tránh ôm đồm, hướng đến giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời, bảo đảm đúng pháp luật, khoa học, phù hợp với đặc thù của Thủ đô văn hiến.
*Thận trọng, bài bản Hà Nội là đô thị đặc biệt có nhiều yếu tố mới phát sinh trong công tác quản lý nhà nước. Việc diễn ra ở Hà Nội tốt hay xấu sẽ tác động mạnh tới nhiều tỉnh thành. Do tính chất như vậy, quá trình triển khai phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính được thành phố Hà Nội triển khai thận trọng, bài bản. Ngoài việc nghiên cứu các chủ trương của của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, các nghị quyết văn bản của Chính phủ, Bộ Nội vụ về phương hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố còn tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương một số nước trên thế giới như: Singapore, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc,... Theo ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố, trên cơ sở nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, Hà Nội xác định việc phân cấp, ủy quyền phải đảm bảo cả 2 yếu tố: Vừa tăng phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện, các cơ quan chuyên môn của thành phố; vừa đảm bảo tính ổn định nhất định của hệ thống.Việc vận hành hệ thống sau phân cấp phải thông suốt, không gián đoạn. Quá trình phân cấp, Hà Nội đặc biệt tính toán kỹ các tác động đến người dân, những việc gì có lợi cho người dân thì cần ưu tiên làm trước, nhất những vấn đề dân sinh thiết thực.
Mặc dù vậy, ban đầu khi triển khai vẫn còn có một số vấn đề đặt ra. Trong đó có yếu tố lợi ích của một số sở, ngành còn muốn ôm đồm, không phân cấp để đạt “lợi ích nhóm”.Người dân huyện Mỹ Đức vui mừng nhận Giấy phép lái xe ngay tại bộ phận “một cửa” huyện Mỹ Đức thay vì phải vào nội thành thực hiện cấp, đổi như trước đây. Ảnh: Mạnh Khánh-TTXVN
Ông Hà Minh Hải chia sẻ thêm, trước khó khăn, thậm chí xuất hiện tư tưởng bàn lùi, dẫn đến Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố ra nghị quyết, Ban Thường vụ Thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách thủ tục hành chính, vấn đề từng bước được khơi thông.
Sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc thực hiện phân cấp, ủy quyền theo phương châm “từ trên xuống” trên cơ sở đề xuất “từ dưới lên”. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu chính, phối hợp với Văn phòng UBND thành phố thực hiện nhiệm vụ rà soát, thống kê các lĩnh vực cần phải phân cấp, ủy quyền.
Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã vào cuộc tích cực rà soát, đánh giá, nghiên cứu, đề xuất và đồng thuận phân cấp ủy quyền, cải cách hành chính. Qua rà soát nhiều vòng, Hà Nội đã quyết định phân cấp, ủy quyền 2 mảng chính là phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính.Cụ thể, tại Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND thành phố quy định chi tiết phân cấp trong 15 lĩnh vực “lõi” như: Tài nguyên môi trường, đô thị, cây xanh, chiếu sáng, thoát nước, đầu tư xây dựng…, liên quan nhiều đến nhu cầu dân sinh.
Làm rõ hơn nội dung trên, ông Lê Anh Quân, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư cho biết, hiện Hà Nội đã phân cấp cho cấp huyện ít nhất 210 nhiệm vụ chính, tăng gần 200% so với năm 2006. Còn tính từ năm 2021 đến quý I/2023, tổng số thủ tục hành chính của thành phố là 1.910. Thành phố đã đề xuất phương án ủy quyền 617 thủ tục hành chính, đạt 37%; quyết định ủy quyền 531/617 thủ tục hành chính đạt 86,06%.
* Đảm bảo ổn định hệ thống sau phân cấp
Qua ghi nhận, việc phân cấp, ủy quyền tại Hà Nội bước đầu mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản và thủ tục hành chính; giúp chính sách và các quy định của pháp luật được thực hiện nhanh chóng, chính xác; khoảng cách giữa cơ quan nhà nước các cấp với người dân, doanh nghiệp được thu hẹp.
Mặt khác, phân cấp, ủy quyền còn giúp đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, qua đó rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, nhất là những huyện xa trung tâm.
Trước đây, người dân huyện Mỹ Đức phải "lặn lội" tới 70 km để về địa điểm “Một cửa” tại 16 Cao Bá Quát (Ba Đình) và 258 Võ Chí Công (Tây Hồ) để giải quyết thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe. Nhưng từ ngày 13/11, người dân huyện Mỹ Đức chỉ cần ra bộ phận “Một cửa” của huyện để thực hiện việc cấp, đổi này. Nhờ có sự phân cấp này mà anh Nguyễn Tiến Minh ở xã An Phú (Mỹ Đức) đã tiết giảm được nhiều thời gian, chi phí đi lại khi phải thực hiện đổi lại Giấy phép lái xe. Anh Minh cho biết, chỉ mất khoảng 1 tiếng là thực hiện được các công đoạn từ di chuyển đến chụp ảnh, khai hồ sơ cho việc đổi Giấy phép lái xe. Nếu cũng công việc này khi Hà Nội chưa phân cấp cho cấp huyện thụ lý và giải quyết hồ sơ, anh Minh sẽ phải mất cả ngày để thực hiện, vì quãng đường từ nhà tới nội thành quá xa, đến nơi lại phải xếp hàng chờ đợi rất mất thời gian, công sức.Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đào Duy Phong cho biết, việc triển khai tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe tại một số UBND cấp huyện nhằm thực hiện Quyết định số 5684/QĐ-UBND ngày 8/11/2023 của Chủ tịch UBND thành phố về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ được Sở Giao thông vận tải Hà Nội ủy quyền tiếp nhận và trả kết quả cho UBND cấp huyện trên địa bàn.
Sau thành công tại huyện Mỹ Đức, Sở sẽ tiếp nhận mở rộng địa bàn, ủy quyền cho UBND các huyện: Đông Anh, Ứng Hòa, Phú Xuyên triển khai tiếp nhận và trả kết quả cấp đổi Giấy phép lái xe để hạn chế tình trạng quá tải, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Ở lĩnh vực khác là cấp Giấy phép xuất bản sản phẩm không kinh doanh, trước đây thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố nhưng từ khi được ủy quyền xuống quận, huyện, tại số 185 Giảng Võ, quận Đống Đa (Hà Nội) – nơi đặt trụ sở của Sở đã bớt đông đúc, cảnh người đứng, kẻ ngồi chờ đợi kết quả. Theo đánh giá của ông Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, những kết quả đạt được dù là bước đầu nhưng có ý nghĩa to lớn, cho thấy bước đi đột phá của thành phố là đúng hướng, đảm bảo được hệ thống sau phân cấp, ủy quyền. Thành phố nhìn nhận, phân cấp ủy quyền là “cuộc cách mạng” bởi đi liền với đó thành phố sẽ tổ chức lại bộ máy làm việc các cấp, bảo đảm công việc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, không còn tình trạng né tránh, không chịu trách nhiệm. Việc thành phố đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền còn tạo ra một làn gió mới, nguồn động lực khích lệ tinh thần chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các địa phương.>>> Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 1 - Khâu đột phá chiến lược
>>> Hà Nội xây dựng đô thị thông minh: Bài 3 - Tạo làn gió mới
>>> Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 4- “Rào cản” từ các quy định pháp luật
- Từ khóa :
- hà nội
- đô thị thông minh
- phân cấp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 1 - Khâu đột phá chiến lược
08:17' - 28/11/2023
Cơ chế “quyền anh, quyền tôi”; “cua cậy càng, cá cậy vây”, kèm với tư tưởng ăn sâu bám dễ “Hà Nội không vội được đâu” nên việc nhỏ như thay thế bóng đèn đường cũng phải xin ý kiến rất nhiều ngành.
-
Kinh tế & Xã hội
Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội vượt ngưỡng 4 triệu lượt khách
21:55' - 27/11/2023
Ngày 27/11, Sở Du lịch Hà Nội cho biết: 11 tháng năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 22,6 triệu lượt khách, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất trao quyền cho HĐND thành phố Hà Nội ban hành chính sách thu hút người tài
12:47' - 27/11/2023
Các đại biểu cho rằng, cần đẩy mạnh phân quyền cho thành phố trongmột số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.