Hà Nội sau 10 năm điều chỉnh địa giới: Đời sống tinh thần người dân được nâng cao
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội được tiếp nhận thêm vùng văn hóa mang đậm bản sắc với hàng nghìn di sản vật thể, phi vật thể, những mảnh đất gắn với huyền thoại xưa cũ.
10 năm qua, các giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội vẫn được bảo tồn và phát huy hiệu quả, thiết chế văn hóa được đẩy mạnh đầu tư, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.
Giàu thêm kho tàng di sản văn hóa Một ngày cuối tuần, Câu lạc bộ hát chèo tàu tổng Gối, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập trong sự phấn khởi của bà con trong xã. Sau nhiều năm mai một, nhờ sự tâm huyết của các nghệ nhân trong làng, di sản văn hóa này đã được khôi phục và hiện đang thu hút đông đảo người dân, nhất là giới trẻ tham gia.Ngành Văn hóa Hà Nội đã hỗ trợ việc bảo tồn và phát huy di sản chèo tàu bằng việc nghiên cứu, xuất bản cuốn tài liệu giới thiệu về nghệ thuật chèo tàu, những điệu hát chèo tàu. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang đề xuất UBND huyện Đan Phượng và UBND xã Tân Hội phối hợp cùng Sở xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ nghệ thuật truyền thống hát chèo tàu giai đoạn 2018 – 2020.
Như vậy, sau khi mở rộng địa giới hành chính, người dân Hà Nội không chỉ biết tới ca trù, rối nước, chèo, múa đánh bồng, múa cờ, lễ hội Gióng, lễ hội Cổ Loa, hội Đống Đa… mà còn biết thêm cả hát chèo tàu, hát dô, hát tuồng cổ, hát trống quân, hát ví, lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Trăm Gian… trong kho tàng di sản văn hóa Hà Nội.Tính đến nay, tổng số di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội là 1.793 di sản, trong đó có 3 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, 16 di sản thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đối với di sản văn hóa vật thể, trước năm 2008, Hà Nội có 1.952 di tích, phân bố trên 14 quận, huyện. Tuy nhiên, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội là địa phương có nhiều di tích nhất cả nước và cũng là địa phương đi đầu cả nước trong việc xếp hạng, tu bổ, tôn tạo di tích. Tính đến thời điểm này, thành phố có 5.928 di tích, trong đó có 1 di sản thế giới, 13 di tích quốc gia đặc biệt, 1.180 di tích cấp quốc gia. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, cơ quan này đã tiến hành thống kê, xếp hạng di tích trên địa bàn Hà Nội một cách quy củ nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích.Trong 10 năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã xây dựng hồ sơ, trình xếp hạng 633 di tích. Cũng trong thời gian này, trên 1.600 lượt di tích trên địa bàn thành phố đã được tu bổ, chống xuống cấp từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.
Đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao Hà Nội được biết đến là thành phố có chiều dài văn hóa lịch sử, là trung tâm văn hóa của cả nước. Do vậy, đời sống văn hóa tinh thần của người dân luôn được quan tâm. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức, các phong trào văn hóa triển khai sâu rộng đến cộng đồng dân cư…Khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, sự đầu tư cho văn hóa càng lớn hơn bởi lúc này dân số Hà Nội đã lên tới trên 8 triệu người, trải từ thành thị đến nông thôn và miền núi. Trong khi đó, tại khu vực ngoại thành, đời sống văn hóa vẫn còn là khoảng cách lớn so với các quận nội thành Hà Nội.
Trong những năm qua, thành phố đã đầu tư nhiều thiết chế văn hóa, từ nhà hát, rạp chiếu phim đến các trung tâm văn hóa – thể thao cấp quận, huyện, xã, phường, thôn, tổ dân phố. Đặc biệt, thiết chế văn hóa cơ sở gắn trực tiếp với đời sống nhân dân như: Nhà văn hóa xã, phường, thôn, tổ dân phố được quan tâm.Mặc dù còn gặp nhiều vướng mắc về mặt bằng, vốn đầu tư, nhân lực song toàn thành phố hiện đã có 112/584 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa thể thao, 2.152/2.528 thôn làng có nhà văn hóa và 1.727/5.452 tổ dân phố có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng.
Hàng năm, nhất là dịp lễ, Tết, các hoạt động văn hóa nghệ thuật tưng bừng diễn ra ở khắp các địa bàn thành phố. Nhiều chương trình, sự kiện tiêu biểu mang tính quốc tế như: Chương trình hòa nhạc quốc tế Classic VietnamAirline Concert, Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa, Lễ hội hoa anh đào… được tổ chức, thu hút hàng vạn người tham gia.Cũng tại những dịp lễ, Tết, ngành Văn hóa Hà Nội tổ chức hàng chục buổi biểu diễn nghệ thuật ở 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có cả các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi, các khu công nghiệp, nơi mà người dân ít có điều kiện thưởng thức.
Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được triển khai rộng khắp, được cộng đồng dân cư nhiệt tình hưởng ứng, góp phần xây dựng gia đình ấm no, giảm bớt các tệ nạn xã hội trên địa bàn.Hà Nội là địa phương đi đầu trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Đặc biệt là khu vực ngoại thành Hà Nội đã có những tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các đám cưới không tổ chức nhiều ngày, kéo theo ăn uống tràn lan… Các hủ tục trong tang lễ như lăn đường, khóc mướn, chơi cờ bạc hầu như không còn.
Chương trình xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” nhận được sự quan tâm không chỉ lãnh đạo thành phố Hà Nội mà cả đông đảo người dân trên địa bàn thành phố. Nội dung cốt lõi đang được triển khai là bộ Quy tắc ứng xử công cộng và bộ Quy tắc ứng xử trong các cơ quan, đơn vị hành chính thành phố Hà Nội.Qua hơn một năm triển khai, hai bộ quy tắc ứng xử bước đầu đã tạo chuyển biến trong ứng xử văn minh của cán bộ, công chức và nhân dân.
Bà Nguyễn Thị Dậu, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ số 4, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ cho biết: Các hội viên trong chi hội ký cam kết thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng và nghiêm túc thực hiện, ứng xử có tình làng nghĩa xóm, giữ vệ sinh môi trường chung, giữ gìn nề nếp gia đình, chấp hành mọi quy định của pháp luật…Chi hội chú trọng xây dựng phong trào gia đình văn, hạnh phúc và phong trào giữ vệ sinh môi trường. Hàng tuần, chị em phụ nữ tham gia tổng vệ sinh đường phố vào chiều thứ Sáu và sáng thứ Bảy để môi trường luôn sạch đẹp. Tất cả chị em đều nhiệt tình tham gia với sự tự nguyện, tự giác cao.
Mặc dù vậy, để các phong trào “bén rễ” sâu trong đời sống thực tiễn vẫn cần sự vào cuộc kiên trì và bền bỉ. Công tác phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần có những đầu tư và giải pháp phù hợp. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết, thành phố tập trung mọi hoạt động để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển con người toàn diện về thể chất, phẩm chất đạo đức và trí tuệ đáp ứng với nhu cầu phát triển xã hội văn minh.Đồng thời, Hà Nội đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp cận nhanh chóng có chọn lọc các tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa của nhân dân Thủ đô sẽ cơ bản được đáp ứng đầy đủ nhằm tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình khai thác năng lực, phát huy khả năng sáng tạo văn hóa trong các tầng lớp nhân dân./.
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Từ ngày 1/8 sẽ đưa vào hoạt động dàn xe buýt CNG đầu tiên tại Hà Nội
13:18' - 30/07/2018
Tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, từ ngày 1/8, Sở này sẽ khai trương đưa vào vận hành thí điểm 3 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (CNG) đầu tiên tại Thủ đô.
-
Kinh tế Việt Nam
Tưng bừng Lễ hội “Tinh hoa Hà Nội – Hội tụ và tỏa sáng” tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm
12:49' - 29/07/2018
Nhiều tiết mục đặc sắc mang sắc thái nghệ thuật truyền thống của dân tộc và Thủ đô Hà Nội được trình diễn như: Múa lân, múa rồng, múa chay cờ, múa rối cao, múa hoa sen, múa đào, múa lụa Vạn Phúc...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59'
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
19:58'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
19:00'
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị được phê chuẩn giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội
18:54'
Tân Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng sinh ngày 30/10/1971 tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc , Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
18:47'
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, bầu Tổng Thư ký Quốc hội
18:08'
Thứ Năm, ngày 28/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 28 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
17:44'
Ngày 28/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức Hội thảo nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết tháng 6/2025
17:05'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 28/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.