Hà Nội sẽ khởi công xây dựng đường Vành đai 4 vào tháng 6
Xác định năm 2023 là năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải tập trung rà soát quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để cập nhật bổ sung vào Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; tham mưu đề xuất với thành phố bổ sung danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 các công trình giao thông quan trọng nhằm giải quyết ùn tắc, bảo đảm an toàn giao thông; bảo đảm mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 khâu đột phá và đi trước một bước tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội nói riêng và vùng Thủ đô nói chung.
Bên cạnh đó, toàn ngành tiếp tục tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy hiệu quả tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng; tăng cường quản lý nhà nước đối với khâu đào tạo, sát hạch cấp, đổi giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm xe cơ giới...
Để thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năm 2023, các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án giao thông trên địa bàn. Theo Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường, năm 2023, Ban tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn, trọng điểm, quan trọng thuộc Chương trình số 03 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”, công trình trọng điểm giai đoạn 2021 – 2025 theo Nghị quyết số 28/NQ - HĐND của HĐND thành phố và các công trình trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020 nhưng triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.
Cụ thể, Ban sẽ tập trung hoàn thiện thủ tục để khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội (dự án quan trọng quốc gia) vào tháng 6/2023; phối hợp với các quận, huyện giải phóng mặt bằng và triển khai thi công các dự án nhóm A như: cải tại Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai; đầu tư xây dựng đường kết nối đường Pháp Vân – Cầu Giẽ với đường Vành đai 3…; đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hợp long các nhịp chính dự án cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2 trước ngày 30/6/2023 và tập trung thi công các hạng mục còn lại để hoàn thành trước ngày 2/9/2023.
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án cũng sẽ đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, dự án hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng, dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho tuyến đường sắt đô thị số 3; dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương – đường Thanh Niên giai đoạn 2…
Cùng với việc thường xuyên bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, kịp thời khắc phục, sửa chữa những hư hỏng, không để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông do hạ tầng xuống cấp…, trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số dự án giao thông trọng điểm như hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, tuyến đường Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng… góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khung của Thủ đô.
Đặc biệt, ngành giao thông Thủ đô phối hợp với các ngành giải quyết được 8/35 điểm ùn tắc giao thông và 18/26 “điểm đen” về tai nạn trên địa bàn; hoàn thành 43 dự án cải tạo, sửa chữa để nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng giao thông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra Dự án đường Vành đai 4
14:40' - 10/02/2023
Sáng 10/2/2023, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đi khảo sát thực địa Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.