Hà Nội tập trung cho một số nhóm sản phẩm du lịch chủ lực

21:53' - 19/07/2023
BNEWS Với những thế mạnh và sản phẩm đa dạng, từ nay đến cuối năm ngành du lịch Hà Nội xác định tập trung cho một số nhóm sản phẩm chủ lực.

Để giữ đà tăng trưởng, với những thế mạnh và sản phẩm đa dạng, từ nay đến cuối năm ngành du lịch Hà Nội xác định tập trung cho một số nhóm sản phẩm chủ lực, tạo điểm nhấn riêng biệt cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Cụ thể, ngành Du lịch tiếp tục ưu tiên phát triển và làm mới các sản phẩm du lịch văn hóa. Bên cạnh việc hỗ trợ các đơn vị điểm đến xây dựng các sản phẩm du lịch trải nghiệm, các tour đêm tại các di tích, di sản, công trình văn hóa của thành phố, ưu tiên phát triển các dịch vụ gia tăng trải nghiệm của khách du lịch như xây dựng các tuyến du lịch đường sông kết nối các điểm đến làng nghề, di tích văn hóa; mở rộng tuyến xe buýt 2 tầng kết nối khu vực nội thành với các điểm đến khu vực ngoại thành.

Du lịch Hà Nội, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch homestay. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch thể thao gắn với các giá trị tài nguyên sông, núi, hồ, cụ thể như: phát triển sản phẩm du lịch leo núi, đạp xe đạp tại khu vực Sóc Sơn, Ba Vì; sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm: đu dây (Zipline), bay khinh khí cầu; hay bắn cung tại Long Biên, Ba Vì, Sóc Sơn…

Đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch golf kết hợp với du lịch MICE. Bà Đặng Hương Giang Giám đốc Sở Du lịchHà Nội cho biết, Sở  sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch golf, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng và phát triển 1 đến 2 sản phẩm tour, tuyến du lịch golf hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, du lịch Hà Nội kỳ vọng sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong 3 tháng Hè (từ tháng 6 đến hết tháng 8). Trong 3 tháng Hè. Hà Nội kỳ vọng đón khoảng 5,7 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Đối với khách du lịch quốc tế, ước tính trong 3 tháng Hè 2023,  Hà Nội đón khoảng 1,1 triệu lượt khách, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ 2022.

Từ đầu năm đến nay khách du lịch đến với thủ đô Hà Nội tăng mạnh, ước tính khoảng 13 triệu lượt khách; trong đó khách quốc tế chiếm đến 60%. Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 61,1%, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2022. Để đạt được kết quả này, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch mới.

Để đạt được kết quả này, thời gian qua, Hà Nội đã không ngừng triển khai nhiều biện pháp kích cầu, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch mới, trong đó xây dựng thêm nhiều tour, tuyến du lịch hấp dẫn gắn với nhiều làng nghề nổi tiếng ở khu vực ngoại thành.

Việc đổi mới các tour du lịch cũng là một yếu tố để thu hút du khách. Thay vì cung cấp các tour du lịch truyền thống, Hà Nội đã đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng cách tập trung vào các tour trải nghiệm độc đáo và chất lượng cao. Để đạt được kết quả này, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch mới.

Bên cạnh các điểm thăm quan, du lịch trọng điểm của thủ đô Hà Nội như: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Lăng Bác… thì Trung tâm khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng là một trong những địa chỉ hấp dẫn khách du lịch. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm lượng khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám là gần 1 triệu lượt khách.

Để du khách đến Hà Nội tăng đều, theo bà Đặng Hương Giang,  Sở Du lịch sẽ tập trung xây dựng kế hoạch quảng bá, marketing cho từng thị trường, đối tượng khách cụ thể; trong đó tập trung vào 2 khía cạnh: Xây dựng từng nhóm sản phẩm cụ thể cho các thị trường và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của du khách.

Đặc biết, với mỗi phân khúc thị trường, ngành du lịch Hà Nội sẽ có chiến lược giới thiệu, xúc tiến từng nhóm sản phẩm riêng biệt, hấp dẫn với phân khúc đó. Cụ thể là: đẩy mạnh xúc tiến du lịch golf, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng đối với thị trường Đông Bắc Á; du lịch văn hóa, du lịch đêm, du lịch ẩm thực với thị trường khách Bắc Mỹ, châu Âu; du lịch mua sắm, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái đối với thị trường khách nội địa…

Ngành du lịch Hà Nội sẽ xây dựng chi tiết kế hoạch tổ chức các chương trình, lễ hội xúc tiến, quảng bá du lịch trong cả năm, thay vì chỉ tập trung vào một số thời gian nhất định. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động tuyên truyền, giới thiệu điểm đến; triển khai đa dạng các chiến dịch quảng bá trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của thành phố và Sở Du lịch, các nền tảng mạng xã hội; liên kết các hiệp hội, đơn vị kinh doanh du lịch triển khai các chương trình xúc tiến du lịch thực sự hiệu quả, thực chất tại các hội chợ du lịch quốc tế lớn./.

>>>Du lịch Việt Nam đang phục hồi rất nhanh

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục