Hà Nội thiết lập kỷ cương an toàn giao thông đường sắt
Từ nhiều năm nay, tình trạng người tham gia giao thông bất chấp tín hiệu cảnh báo và sự nhắc nhở của nhân viên gác chắn tàu, cố tình vượt qua các điểm giao cắt đường sắt với đường bộ khi tàu hỏa đang tới đã trở thành chuyện thường ngày ở Hà Nội.
Sự thiếu ý thức của một số người dân trong việc chấp hành an toàn giao thông đường sắt là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt trong thời gian qua.
Thực tế ghi nhận tại các điểm giao cắt hầu hết đều có trạm gác chắn của ngành đường sắt, nhưng những vi phạm như cố tình lách vào các khe hở hay tự ý đẩy rào chắn ra để băng qua đường sắt dù tàu đang đến gần vẫn xảy ra. Thậm chí khi nhân viên gác chắn ngăn cản để bảo đảm an toàn, một số người tham gia giao thông lại tỏ ra khó chịu, không hợp tác.
Trước thực trạng trên, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thiết lập kỷ cương trật tự, an toàn giao thông đường sắt, bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông đường sắt như: đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân; tăng cường quản lý đường ngang.Đặc biệt, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt tại các điểm có nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Thành phố đang thực hiện tổ chức trực cảnh giới tại 17 điểm đường ngang, trong đó có 2 trạm 3 ca 24h/24h, 15 trạm 2 ca và đang tiếp tục rà soát để bổ sung số điểm tổ chức cảnh giới; sửa chữa giảm độ dốc dọc của đường bộ giao cắt với đường sắt; xây dựng hàng rào và đường gom…
Mới đây, để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Hà Đông, Phú Xuyên, Hoài Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn nơi có tuyến đường sắt đi qua đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.Trong đó, các địa phương, ngành chức năng chú trọng tuyên truyền các quy định về trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt; các quy tắc giao thông tại vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Đồng thời, các ngành chức năng và địa phương đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Bên cạnh đó, ngành chức năng của thành phố thường xuyên rà soát hệ thống an toàn giao thông tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, đề xuất các giải pháp thực hiện để đảm bảo an toàn giao thông (giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, bố trí người trực cảnh giới, bổ sung biển báo, vuốt nối êm thuận các lối giao cắt, xây dựng gờ giảm tốc...) đảm bảo không để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt tại các vị trí này.Cùng với đó, Ban An toàn giao thông phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức khảo sát, cắm biển cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ trước điểm giao cắt với đường sắt (tại các vị trí có đủ điều kiện); chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn nơi có tuyến đường sắt đi qua phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt ./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Đường sắt tăng hàng chục đôi tàu phục vụ dịp hè
17:36' - 15/05/2018
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy thêm hàng chục mác tàu trên các tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch tăng cao dịp hè 2018.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ 15/5, đường sắt thay đổi giờ một số tàu khách Thống Nhất
19:40' - 14/05/2018
Từ ngày 15/5, ngành đường sắt sẽ thực hiện việc điều chỉnh lịch trình một số mác tàu khách Thống Nhất để phù hợp hơn với nhu cầu của hành khách.
-
Doanh nghiệp
VNR đề xuất thực hiện nâng cao năng lực đoạn đường sắt Sài Gòn - Nha Trang
16:22' - 10/05/2018
Nếu được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận, dự án sẽ triển khai trong vòng 18 tháng. Tổng chi phí thiết bị, lắp đặt và hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia khoảng 10,83 triệu USD, tương đương 245,6 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.