Hà Nội: Thực phẩm dồi dào, rau xanh tăng giá do ảnh hưởng của bão số 3
Ngày 11/9, qua khảo sát tại một số chợ dân sinh, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Hôm Đức Viên, Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Dốc Đề, Thành Công, chợ Xanh, chợ Kẻ Vẽ, Mùng 8/3 .... cho thấy, các mặt hàng thực phẩm đều tăng nhẹ, riêng rau xanh tăng giá mạnh. Cụ thể, giá rau muống từ 15.000 đồng/mớ nay lên 25.000 đồng/mớ; bí xanh từ 30.000 đồng/kg lên 35.000 - 40.000 đồng/kg; rau ngót, rau dền từ 15.000 đồng lên 20.000 đồng/mớ; quả lặc lè lên 45.000 đồng/kg; bắp cải 35.000 đồng/kg; cà chua 55.000 đồng/kg; mùng tơi 17.000 đồng/mớ, các loại rau gia vị khá đắt, từ 5.000-10.000 đồng/mớ.
Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ dân sinh như Nguyễn Thị Thập (quận Thanh Xuân), Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy)... một số ki ốt tại chợ nghỉ bán, chợ vẫn hoạt động bình thường các sạp hàng thịt, hàng rau xanh, gia cầm, thủy hải sản vẫn bày bán đa dạng. Giá các mặt hàng tại chợ có tăng so với mấy hôm trước từ vài nghìn đến 15.000 đồng. Chị Nguyễn Lan Hương (cư trú tại chung cư N05 Nguyễn Thị Thập, quận Thanh Xuân) chia sẻ, từ mấy ngày trước chị chỉ mua đủ thực phẩm cho gia đình dùng trong ngày vì biết thực phẩm tại chợ, các cửa hàng nông sản, thực phẩm, các siêu thị quanh nhà rất phong phú. Các phương tiện truyền thông cũng thông tin liên tục về tình hình thời tiết nên không tích trữ thực phẩm mà để mua hàng ngày cho tươi ngon.
Còn chị Đoàn Thiên Hương, bán thịt lợn ở chợ Kẻ Vẽ (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) thì cho biết, do ảnh hưởng của bão, cây xanh đổ nhiều nước ngập đường xã nên việc đi lại khó khăn, giá thịt lợn cũng có nhích lên một chút không đáng kể. Bên cạnh đó, người dân cũng đi chợ mua đủ dùng cho gia đình không còn tình trạng mua tích trữ như mấy hôm trước. Nhìn chung thực phẩm dồi dào chỉ có rau xanh là đắt, chị Đoàn Thiên Hương chia sẻ. Chị Bùi Hằng Trang ở phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, khi nghe các phương tiện truyền thông cảnh báo về cơn bão số 3, chị thấy nhiều người đi mua gạo và trứng, đồ khô để tích trữ trong nhà. Chị thấy không cần thiết vì chợ và siêu thị lúc nào cũng hoạt động chỉ cần mua đủ cho gia đình dùng là được, tránh tình trạng tiếp tay cho tư thương tạo "sốt ảo" về giá thực phẩm. Sáng nay chị đi chợ Nguyễn Công Trứ thấy thịt cá tôm rất nhiều giá cả cũng có tăng một chút không đáng kể, nhưng riêng mặt hàng rau xanh hoa quả thì tăng giá nhiều so với mấy hôm trước. Để đảm bảo các mặt hàng thiết yếu, cũng như thực phẩm, rau củ quả tươi phục vụ nhân dân, Sở Công Thương Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ tiến hành kiểm tra, gia cố các kho hàng, cơ sở kinh doanh, đảm bảo an toàn về con người, tài sản, hàng hóa và phòng chống cháy nổ. Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân khi xảy ra tình trạng mưa, bão, ngập, úng. Theo đại diện hệ thống các trung tâm thương mại siêu thị thì siêu thị luôn chuẩn bị đủ nguồn hàng phục vụ người dân. Theo đại diện Central Retail Việt Nam, siêu thị GO!, Big C miền Bắc đã tăng thêm thời gian mở cửa tới 23h, thay vì 22h như ngày thường để đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân. Bên cạnh đó, GO!, Big C chủ động làm việc với nhà cung cấp, tăng gấp đôi nguồn cung ứng hàng hóa rau củ quả tươi sống (hàng thiết yếu), đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm của khách hàng, AEON Việt Nam đã dự trữ sẵn nguồn hàng cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, đồng thời, tăng cường bố trí nhân sự đầy đủ tại tất cả các trung tâm và siêu thị, nhân viên khối văn phòng cũng tập trung hỗ trợ trưng bày hàng hóa, hỗ trợ khách hàng mua sắm. Để đáp ứng đầy đủ nguồn hàng hóa và đồng hành cùng người dân an tâm mua sắm, AEON Việt Nam đã chủ động lên kế hoạch và làm việc với các nhà cung cấp để đáp ứng đủ nguồn cung hàng hóa trong thời gian bão cũng như sau đó, đảm bảo giá cả ổn định. Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc BRGMart cho biết, về dự trữ hàng hoá của BRGMart, do nắm bắt thông tin sớm, hệ thống siêu thị đã đặt hàng, tăng lượng dữ trữ hàng hoá thiết yếu 30% so với bình thường, giá cả hàng hoá không có biến động và các chương trình khuyến mại thúc đẩy tiêu dùng, bình ổn giá, vẫn được chúng tôi triển khai toàn diện. Bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sở đã đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, hướng dẫn, kiểm tra các hộ kinh doanh đảm bảo ổn định giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng tăng giá góp phần ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng lợi dụng mưa, bão để nâng giá trục lợi. Đồng thời rà soát, kiểm tra việc thực hiện dự trữ hàng hóa phục vụ công tác cứu trợ đảm bảo đời sống nhân dân của các đơn vị trên địa bàn, đảm bảo thực hiện phương châm “4 tại chỗ”. Ngoài ra, Sở Công Thương Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và khả năng của đơn vị chủ động về nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt là các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong mùa mưa bão như: sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, nước sạch, thực phẩm chế biến từ thịt và cá, gạo, nến, sữa uống hộp giấy, ủng, cao su, đèn pin, áo mưa...Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm 7h ngày 10/9/2024 tại khu vực ngoại thành mưa bão đã làm 24.842 ha lúa bị đổ và 2.476 ha lúa bị ngập. Ngoài ra, mưa bão còn làm 4.046 ha rau màu bị ngập, 3.924 ha cây ăn quả bị ngập, 453 ha thủy sản bị ảnh hưởng; nhà màng, nhà lưới bị ảnh hưởng 69.550 m2; gia súc bị chết 29 con; gia cầm chết 37.508 con; 110.133 cây xanh gãy đổ.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội: Nước lũ sông Bùi lên mức báo động 3, vùng Chương Mỹ ngập nặng
10:20' - 11/09/2024
Mực nước lũ trên sông Cầu qua huyện Sóc Sơn và sông Bùi qua các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức (Hà Nội) đã lên mức báo động 3.
-
Đời sống
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân sống ngoài đê sông Hồng tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội)
10:15' - 11/09/2024
Mỗi lãnh đạo phường phụ trách trực tiếp một tổ dân phố để thực hiện ứng phó và di dời cao hơn một mức so với hiện tại.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương chống lũ tại các xã ven sông Tích, sông Đáy ở huyện Quốc Oai (Hà Nội)
09:12' - 11/09/2024
Huyện Quốc Oai đang chỉ đạo các đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2, cảnh báo độ rủi ro thiên tai cấp 2
01:51' - 11/09/2024
Ngày 11/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã phát đi bản tin thông báo lũ trên sông Hồng ở thành phố Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.