Hạ tầng giao thông Thủ đô trước cơ hội bứt phá
Sự kiện UBND thành phố Hà Nội công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được người dân và dư luận đặc biệt quan tâm trong những ngày đầu năm mới 2025 bởi đây là hai văn kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vạch ra lộ trình phát triển cho Thủ đô trong những thập kỷ tới.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định rõ Hà Nội sẽ tập trung xây dựng 5 hành lang, vành đai kinh tế hình thành trên cơ sở các tuyến hành lang kinh tế được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia. “Trong kịch bản phát triển đó, vai trò của hạ tầng giao thông vô cùng quan trọng, là tiền đề để Hà Nội nắm lấy cơ hội mới, đạt được những giá trị mới, vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên mới của dân tộc và đất nước”, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung nhận định.
Nhìn lại chặng đường phát triển hạ tầng giao thông Thủ đô, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng giao thông đã có bước phát triển vượt bậc với nhiều cây cầu, tuyến đường được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, hằng năm, thành phố Hà Nội dành 50% nguồn lực đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, cơ chế chính sách đầu tư cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Thành phố Hà Nội mỗi năm đều có chương trình phát triển riêng cho giao thông đô thị, các danh mục theo từng nhiệm kỳ, giai đoạn đầu tư càng ngày càng có chất lượng. Nhờ đó, hệ thống hạ tầng giao thông Thủ đô dần hoàn thiện với 7 tuyến đường hướng tâm, 8 tuyến quốc lộ hướng tâm được hình thành và đưa vào khai thác; 7 tuyến đường vành đai đang dần hoàn thiện.
Điểm nhấn cho hạ tầng giao thông là 9 cây cầu bắc qua sông không chỉ phục vụ đi lại, chống ùn tắc giao thông mà còn làm đẹp cảnh quan cho thành phố. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, đến nay đưa thêm đoạn đường sắt trên cao từ Nhổn đến ga Cầu Giấy thuộc tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh, khối lượng lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.
Mặc dù đã có bước phát triển vượt bậc nhưng hệ thống hạ tầng giao thông Thủ đô vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Chỉ tiêu dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị ở Hà Nội đạt 12,13%, tăng hơn 5% so với năm 2008, nhưng chỉ mới đạt ½ so với quy hoạch, từ đó dẫn đến nhiều tuyến đường, nút giao có mật độ người lưu thông rất lớn, vượt nhiều lần so với thiết kế như tại đường Vành đai 3 trên cao, cầu Thanh Trì; cầu Chương Dương; Nguyễn Trãi, kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.
Trong bối cảnh đó, quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xem là kịch bản cốt lõi cho sự phát triển lâu dài của Thủ đô, có tính thúc đẩy và dẫn dắt hệ thống hạ tầng giao thông đô thị bứt phá trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra phương án phát triển toàn diện mạng lưới giao thông Thủ đô với cả hai hướng: đối nội và đối ngoại.
Về đường bộ thành phố sẽ hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc; nâng cấp, cải tạo các tuyến cao tốc hướng tâm hiện có, ưu tiên nâng cấp, mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn qua thành phố. Chú trọng xây mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ trong phạm vi vành đai 4 đạt tiêu chuẩn đường đô thị.
Hoàn thiện các trục giao thông đô thị; khép kín các tuyến đường vành đai; phát triển một số tuyến mới nhằm tăng cường kết nối giao thông giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong khu vực. Hoàn thành các trục: Tây Thăng Long, Hồ Tây - Ba Vì; đường trục Bắc Nam và đường kết nối khu vực Ứng Hòa, Phú Xuyên; đường trục Hà Đông - Xuân Mai, Ngọc Hồi - Phú Xuyên. Xây dựng các nút giao thông khác mức tại các giao cắt của hệ thống đường vành đai, đường trục chính đô thị.
Bên cạnh đó hoàn thiện hệ thống cầu vượt sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Đáy và xây mới các cầu vượt sông đồng bộ với quy mô của các tuyến đường quy hoạch; nghiên cứu phương án kết hợp cầu đường sắt và cầu đường bộ vượt sông.
Đầu tư hệ thống bến xe liên tỉnh mới phù hợp với quá trình mở rộng và phát triển đô thị, từng bước chuyển đổi công năng, di dời các bến xe trong khu vực vành đai 3. Bố trí quỹ đất hợp lý (bao gồm cả các không gian ngầm) để xây dựng các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe phù hợp nhu cầu từng khu vực, gắn với hệ thống công trình dịch vụ, công viên cây xanh.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đáp ứng được cơ bản nhu cầu của người dân; mở thêm các tuyến mới, đặc biệt các tuyến liên kết vùng, bảo đảm kết nối thuận tiện giữa các loại hình phương tiện giao thông công cộng để thay thế phương tiện giao thông cá nhân; bố trí quỹ đất tại các khu vực phù hợp để xây dựng các trạm sạc cho xe điện, xe đạp công cộng.
Về đường sắt, đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và 2 tuyến đường sắt nhẹ (monorail). Ưu tiên các tuyến kết nối nội đô với cảng hàng không, khu công nghệ cao, các khu đô thị, các đầu mối giao thông lớn, các điểm có nhu cầu di chuyển cao trong khu vực nội đô. Nghiên cứu phương án kết nối mạng lưới đường sắt đô thị với một số trung tâm các tỉnh trong vùng.
Về đường thủy nội địa, phát triển các tuyến trên hành lang vận tải thủy Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình và Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai; nâng cấp, cải tạo các tuyến có tiềm năng phát triển du lịch. Xây dựng hệ thống cảng, bến đồng bộ theo các tuyến vận tải và phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội; phát triển hệ thống cảng cạn gắn với các đầu mối vận tải lớn (cảng hàng không, ga đường sắt, cảng thủy nội địa) để hình thành các trung tâm logistics cấp vùng và quốc gia.
Về cảng hàng không, sân bay: Nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có công suất phục vụ 60 triệu hành khách/năm và 2,0 triệu tấn hàng hóa/năm vào năm 2030; đến năm 2050, có công suất phục vụ 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không thứ hai tại khu vực Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội. Cùng với đó, nâng cấp, mở rộng, bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hòa Lạc.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thể hiện tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô, Tại hội nghị công bố quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tổ chức ngày 14/1/2025 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian đột phá phát triển mới, tạo giá trị mới cho thành phố Hà Nội trong bức tranh chung của các địa phương trên cả nước. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội hết sức khẩn trương, quyết liệt triển khai ngay 2 quy hoạch vừa được phê duyệt nêu trên.
Thực hiện nghiêm 2 quy hoạch trên, Hà Nội sẽ có bước tiến quan trọng, đột phá. Tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII vừa qua, Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh đề nghị, trên cơ sở 2 quy hoạch đã được phê duyệt trên, UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải thay thế cho quy hoạch cũ trước đó không còn phù hợp với quy mô Hà Nội mở rộng.
Theo ông Nguyễn Tiến Minh, căn cứ vào việc quy hoạch xác định lấy đường hai bên bờ sông Hồng là trục trung tâm, thành phố cần làm trục đường này trước, chạy qua địa bàn quận Hai Bà Trưng kéo dài hết địa phận thành phố. Bên cạnh đó cần điểu chỉnh quy hoạch giao thông từ quy hoạch đường hướng tâm và vành đai sang quy hoạch ô bàn cờ cho phù hợp với quy hoạch chung, khi khu vực hồ Hoàn Kiếm không còn nằm ở vị trí trung tâm thành phố.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Các điểm du lịch, khu di tích tại Hà Nội thu hút người dân du Xuân mùng 3 Tết
19:18' - 31/01/2025
Mùng 3 tết Ất Tỵ, đông đảo người dân và du khách đã đến các khu du lịch, các điểm vui chơi công cộng để du Xuân, tận hưởng không khí Tết an lành và ấm áp.
-
Hàng hoá
Thị trường ngày Mùng 3 Tết Ất Tỵ tại Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định
11:11' - 31/01/2025
Các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, các loại thịt gia súc gia cầm, rau xanh, hoa quả… hàng hóa dồi dào, giá cả không có tăng đột biến so với ngày trước Tết.
-
Đời sống
Sớm bình yên ở 5 cửa ô Hà Nội
14:34' - 30/01/2025
Sáng sớm mùng 2 Tết đầu Xuân Ất Tỵ, cảnh vật ở 5 cửa ô lịch sử thật bình yên, tĩnh mịch, khác hẳn với khung cảnh ồn ào, náo nhiệt thường ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ đô Hà Nội hành động với khát vọng tăng trưởng kinh tế 2 con số
09:44' - 30/01/2025
UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ đột phá để đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.