Hạ viện Mỹ ngăn chặn Tổng thống Trump phát động chiến tranh với Iran
Ngày 12/7, với 251 phiếu thuận và 170 phiếu chống, Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát đã thông qua một nội dung sửa đổi trong một dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 nhằm ngăn chặn Tổng thống Donald Trump triển khai biện pháp quân sự nhằm vào Iran.
Nội dung sửa đổi dự thảo Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) cấm cấp ngân sách cho việc triển khai hành động quân sự của Mỹ nhằm vào Iran nếu Quốc hội không tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc không ban hành một văn kiện pháp lý cụ thể cho phép điều này.
Có 27 nghị sĩ đảng Cộng hòa đứng về phía phe Dân chủ ủng hộ quyết định trên, trong đó có Hạ nghị sĩ Matt Gaetz, người đồng bảo trợ cho nội dung sửa đổi. Trong khi đó, 7 nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống.
Trao đổi với báo giới, Hạ nghị sĩ Ro Khanna thuộc đảng Dân chủ, người bảo trợ chính cho nội dung sửa đổi trên, nhấn mạnh biện pháp này phát một tín hiệu mạnh mẽ tới Tổng thống Trump rằng người Mỹ, cả Dân chủ lẫn Cộng hòa, đều không muốn có thêm một cuộc chiến ở Trung Đông.
Theo ông Khanna, Tổng thống Trump hiểu rõ điều này và đó cũng là điều mà ông chủ Nhà Trắng đã cam kết khi vận động tranh cử.
Do đó, việc thông qua nội dung sửa đổi trên là sự nhắc nhở Tổng thống Trump về tâm tư, quan điểm của công chúng để không đưa nước Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến "hao tiền tốn của" khác.
Nội dung sửa đổi trên là yêu cầu chủ chốt của những nhân vật cấp tiến tại Hạ viện Mỹ, trong bối cảnh giới lãnh đạo phe Dân chủ tìm cách giành được các lá phiếu ủng hộ để thông qua NDAA mà không cần sự ủng hộ của phe Cộng hòa.
Những người cấp tiến cho rằng mức chi tiêu lên tới 733 tỷ USD của đạo luật này là quá cao, song cũng ngỏ ý sẽ ủng hộ dự luật này nếu các sửa đổi quan trọng được thông qua, cụ thể là những sửa đổi liên quan đến quyền phát động chiến tranh của Tổng thống Trump.
Trước đó, một nội dung sửa đổi tương tự đối với NDAA đã gặp thất bại tại Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm soát. Hai viện quốc hội Mỹ sẽ phải thương lượng để hoàn tất NDAA.
Căng thẳng đã gia tăng trong quan hệ Mỹ-Iran sau khi Tổng thống Trump năm ngoái quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa Iran và các cường quốc, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran.
Quan ngại về khả năng đụng độ quân sự gia tăng kể từ khi xảy ra các vụ tấn công 2 tàu chở dầu ở Vịnh Oman hôm 13/6 và 4 tàu chở hàng ở ngoài khơi Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hôm 12/5.
Cả hai đợt tấn công này đều xảy ra gần Eo biển Hormuz án ngữ tuyến vận chuyển dầu mỏ và khí đốt quan trọng của thế giới.
Mỹ và đồng minh khu vực là Saudi Arabia cáo buộc Iran tiến hành các vụ tấn công này, điều mà Tehran bác bỏ.
Quân đội Mỹ đã điều động các lực lượng, gồm nhóm tác chiến tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược B-52 đến Trung Đông.
Cho dù Tổng thống Trump tuyên bố không muốn chiến tranh với Iran, nhưng những diễn biến này khiến dư luận lo ngại nguy cơ xảy ra tính toán sai lầm hoặc căng thẳng hơn nữa có thể đẩy Mỹ và Iran vào một cuộc xung đột./.
- Từ khóa :
- mỹ
- hạ viện mỹ
- tổng thống donald trump
- iran
- quan hệ mỹ iran
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố năng lượng trong căng thẳng Mỹ - Iran
06:30' - 14/06/2019
Mặc dù quan chức an ninh và quốc phòng Mỹ ủng hộ quan điểm của Tổng thống Trump và bày tỏ Washington không muốn khai chiến với Iran, nhưng sớm muộn sẽ triển khai hành động quân sự nhằm vào nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ xung đột quân sự do căng thẳng Mỹ - Iran leo thang
10:37' - 17/05/2019
Giám đốc Hội đồng Mỹ - Iran (AIC), Giáo sư Hooshang Amirahmadi đã đưa ra nhận định sự leo thang căng thẳng giữa Washington và Tehran có thể dẫn đến xung đột quân sự.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Iran sẽ làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông
17:04' - 23/04/2019
Trung Quốc cảnh báo quyết định của Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những nước và vùng lãnh thổ mua dầu mỏ của Iran sẽ làm càng làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.