Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tăng cường trừng phạt Triều Tiên
Các đòn trừng phạt này bao gồm cả những thực thể cung cấp dầu thô cho Triều Tiên và sử dụng lực lượng lao động xuất khẩu của quốc gia Đông Bắc Á này.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, dự luật H.R. 1644 đã được thông qua với tỷ lệ ủng hộ áp đảo 419 phiếu thuận, duy nhất 1 phiếu chống, và sẽ được chuyển lên Thượng viện phê chuẩn trước khi có hiệu lực.
Dự luật mới đưa ra các biện pháp siết chặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên áp đặt từ năm 2016, hướng tới việc ngăn chặn các nguồn thu nhập chủ chốt của Bình Nhưỡng, vốn bị cáo buộc là được Triều Tiên sử dụng để theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo.
Dự luật cấm các tàu của Triều Tiên hoặc quốc gia khác vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) không được hoạt động trong vùng biển của Mỹ hoặc cập cảng Mỹ.
Dự luật cũng trừng phạt các cá nhân và thực thể nhập khẩu than đá, quặng sắt vượt quá các giới hạn mà LHQ áp đặt hay tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh trên mạng của Triều Tiên.
Dự luật này cũng nhắm tới các cá nhân và thực thể nhập khẩu hoặc sử dụng lao động của Triều Tiên thông qua biện pháp cấm nhập khẩu vào Mỹ các loại thực phẩm được sản xuất trong các điều kiện này.
Đặc biệt, dự luật cũng yêu cầu chính quyền Tổng thống Donald Trump trong vòng 90 ngày phải quyết định có nên tiếp tục đặt Triều Tiên trong danh sách các nhà nước hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố hay không.
Phát biểu sau khi dự luật được thông qua, lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Kevin McCarthy (Kê-vin Mắc-Ca-thi) cho biết: "Cuộc bỏ phiếu hôm nay cho thấy nước Mỹ sẽ sử dụng mọi công cụ có thể để chấm dứt mối đe dọa mà Triều Tiên đặt ra". Ông nhấn mạnh cần tăng sức ép và sử dụng mọi đòn bẩy để đạt ổn định và hòa bình vĩnh viễn.
Kể từ năm 2006, HĐBA đã thông qua 6 nghị quyết trừng phạt đối với Bình Nhưỡng - riêng năm 2016 thông qua 2 nghị quyết - nhằm gia tăng áp lực đáng kể lên chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tuy nhiên, trong 11 năm qua, Triều Tiên đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và liên tiếp thử tên lửa bất chấp các lệnh cấm.
Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên gần đây đã trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Bình Nhưỡng được cho là đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân mới, còn Mỹ đã cử nhóm tàu tấn công cùng tàu sân bay USS Carl Vinson tới vùng biển ngoài khơi khu vực này.
Trong chuyến thăm Hàn Quốc hồi đầu tuần, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence công khai tuyên bố thời kỳ "kiên nhẫn chiến lược" với Triều Tiên đã hết. Trong khi đó, phía Bình Nhưỡng coi những hành động gần đây của Washington là "động thái đe dọa rõ ràng" và khẳng định sẽ sử dụng mọi biện pháp để đáp trả nếu bị tấn công, kể cả việc dùng vũ khí hạt nhân./.
>>>Mỹ cảnh báo trừng phạt "nước thứ 3" trong vấn đề Triều Tiên
>>>Trung Quốc muốn phát triển quan hệ láng giềng thân thiện với Triều Tiên
- Từ khóa :
- hạ viện mỹ
- trừng phạt triều tiên
- triều tiên
- mỹ
- donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tái khẳng định phát triển quan hệ láng giềng thân thiện với Triều Tiên
17:58' - 04/05/2017
"Lập trường của Trung Quốc về phát triển quan hệ thân thiện, láng giềng tốt với Triều Triên là nhất quán và rõ ràng".
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cam kết cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên
17:45' - 04/05/2017
Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn cho biết Hàn Quốc sẽ tiếp tục những nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế hiện thực hóa môi trường hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cũng như phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên bắt giữ 1 công dân Mỹ với cáo buộc âm mưu phá hoại nước này
14:59' - 03/05/2017
Ngày 3/5, Triều Tiên xác nhận đã bắt giữ 1 công dân Mỹ hồi tháng trước với cáo buộc thực hiện hành động thù địch nhằm lật đổ chính quyền nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.