Hài hòa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát
Nền kinh tế Việt Nam bước qua quý I/2023 với nhiều khó khăn hơn dự kiến trong bối cảnh lạm phát của các nền kinh tế trên thế giới tuy có hạ nhiệt nhưng còn cao; ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ thắt chặt, cuộc chiến Nga – Ukraine.
Tuy nhiên, mức lạm phát cơ bản quý đầu năm của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp và dự kiến năm 2023 sẽ giữ trong mục tiêu 4,5% mà Quốc hội đặt ra.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý đầu tiên của năm, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ở mức phù hợp, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm dần, tính chung quý I tăng 4,18%. Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, trong quý I năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động đan xen bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine tiếp tục gia tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở mức cao, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng tại nhiều quốc gia, lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng chậm lại tuy vẫn ở mức cao đã tác động đến giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, thị trường hàng hóa trong nước tương đối ổn định. Nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm nhiều trong tháng 2 và tháng 3 do người dân chủ yếu tập trung mua sắm các mặt hàng này trong giai đoạn trước Tết. Thời tiết ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả dồi dào, giá cả không có biến động lớn. Do tác động của giá thế giới, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen, giá vật liệu xây dựng có biến động tăng trong quý I. Tuy nhiên, diễn biến lạm phát trong quý I/2023 vẫn trong kịch bản dự báo của Ban Chỉ đạo điều hành giá, mức tăng phù hợp với xu hướng biến động của giá cả theo quy luật chung, qua đó thể hiện nỗ lực của bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp triển khai các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá nhằm bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra cả năm ở mức khoảng 4,5%. Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhìn nhận việc Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ khác biệt, mang tính đột phá so với các nước trên thế giới qua giảm lãi suất điều hành có hiệu lực từ ngày 15/3/2023 khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản, xử lý câu chuyện thiếu vốn của khu vực doanh nghiệp và phục hồi kinh tế.Ngày 2/4/2023, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành từ 0,3-0,5% có tác động tạo tâm lý kỳ vọng tích cực cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.
Ông Hoàng Công Tuấn, kinh tế trưởng Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cũng nhận định, động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước là một động thái táo bạo nhưng hợp lý trong bối cảnh GDP quý 1/2023 ở mức tương đối thấp so với nhiều năm. Trong khi đó, nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đảo chiều chính sách tiền tệ. Vì vậy, động thái của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là bước đón đầu, đi trước xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV không nên chủ quan với lạm phát, vì hiện CPI của Việt Nam còn cao, áp lực tăng còn khá lớn do có độ trễ nhập khẩu lạm phát, giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý có thể tăng như giá điện, phí y tế-giáo dục, lương cơ sở tăng từ ngày 1/7... cùng với cung tiền năm nay khá lớn từ đầu tư công, tín dụng, kênh dẫn vốn khác được khơi thông tốt hơn. Nhận thức rõ vấn đề này, chính Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ không chủ quan với áp lực lạm phát vẫn ở mức sát với mục tiêu 4,5% ngay trong quý I; lạm phát toàn cầu được dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao; các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, điều chỉnh tăng và neo giữ lãi suất ở mức cao. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các giải pháp tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Để đạt mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát trong bối cảnh cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nghiêm trọng hơn, theo ông Nguyễn Bích Lâm, Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp khẩn trương nắm bắt cơ hội, gỡ bỏ các rào cản, vướng mắc về cơ chế, giá cả để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thành kế hoạch cả năm giải ngân được 95% tổng vốn 711,7 nghìn tỷ đồng, tương đương với 30 tỷ USD. Về phía Bộ Tài chính, để giữ mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm, Bộ này sẽ thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, các chính sách về tài khóa, tiền tệ, quản lý, điều hành, bình ổn giá kết hợp với các giải pháp kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời, bộ cập nhật các kịch bản lạm phát làm cơ sở điều hành giá đảm bảo dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm. Về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội thực hiện các thủ tục giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Luật Giá (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua trong tháng 5/2023; triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Đối với các biện pháp quản lý, điều hành giá, theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam; kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước./.Tin liên quan
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Đảm bảo dư địa cho kiểm soát lạm phát cả năm
09:54' - 14/04/2023
Mặc dù kinh tế sau đại dịch COVD-19 đã có nhiều dấu hiệu tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, từ đó tạo ra những áp lực trong quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Tiếp tục các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô
08:00'
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong điều hành chính sách tiền tệ, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cận Tết, ngân hàng liên tục phát cảnh báo về các chiêu lừa "cuỗm" tiền trong tài khoản
15:16' - 14/01/2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhu cầu giao dịch ngân hàng tăng cao kéo theo tình trạng lừa đảo trực tuyến diễn biến cũng ngày một phức tạp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khoảng cách tiền lương giữa lãnh đạo nam và nữ tại châu Âu ngày càng lớn
07:51' - 14/01/2025
Bất chấp nỗ lực tuyển dụng thêm phụ nữ vào vị trí lãnh đạo cấp cao, khoảng cách tiền lương giữa hai giới trong lĩnh vực tài chính châu Âu đang ngày càng gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhiều ngân hàng Italy trở thành mục tiêu của tin tặc
08:51' - 13/01/2025
Một số trang web đã bị lỗi do tác động của cuộc tấn công, được cho là theo hình thức từ chối dịch vụ phân tán (DDoS).
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng
18:36' - 12/01/2025
Theo Global Times, đối mặt với sự không chắc chắn ngày càng tăng của tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu, dự trữ ngoại hối và vàng của Trung Quốc thu hút sự chú ý rộng rãi trên thị trường quốc tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng lớn hoài nghi tính hiệu quả của Liên minh ngân hàng về khí hậu
12:24' - 12/01/2025
Hai trong số các ngân hàng lớn nhất của Canada đã phát tín hiệu cho thấy họ không còn tin rằng Liên minh ngân hàng về phát thải ròng bằng 0 (NZBA) là công cụ hiệu quả nhất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia JP Morgan: BoE sẽ khó có thể tự tin giảm lãi suất hơn nữa
06:00' - 12/01/2025
Bà Nora Szentivanyi, nhà kinh tế tại ngân hàng JP Morgan, nhận định BoE sẽ khó có thể tự tin giảm lãi suất hơn nữa như những gì thị trường đã dự đoán trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cuộc đua ngân hàng số ở Mexico
07:10' - 11/01/2025
Theo ABM, riêng trong năm 2024, các ngân hàng tại Mexico đã đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD vào việc mở rộng và nâng cấp công nghệ digital banking nhằm mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ nay, chủ tài khoản ngân hàng Việt Nam có thể quét QR thanh toán tại Lào
19:14' - 10/01/2025
Đã có 7 ngân hàng Việt Nam và 14 ngân hàng Lào sẵn sàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua mã QR cho khách hàng.