Hai nhà lãnh đạo Đức và Nga sẽ tập trung thảo luận về dự án vận chuyển khí đốt
Ngày 18/8, trước khi diễn ra các cuộc thảo luận chính thức tại Lâu đài Meseberg ở khu vực ngoại ô cách thủ đô Berlin khoảng 70 km về phía Bắc, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một cuộc họp báo chung nhằm cung cấp cho báo giới các chủ đề chính trong chương trình nghị sự cuộc gặp lần này.
Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Nga Putin cho biết hai bên sẽ cùng nhau thảo luận và trao đổi các vấn đề liên quan đến tình hình ở Syria, Ukraine và Iran cũng như về Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết theo quan điểm của bà, các vấn đề gây tranh chỉ có thể được giải quyết trong đối thoại và thông qua đối thoại.
Đề cập đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt của Nga tới Đức, Thủ tướng Merkel cho rằng Ukraine cần phải tiếp tục đóng vai trò là điểm trung chuyển khí đốt tới châu Âu nếu dự án này đi vào hoạt động. Bà cũng hoan nghênh việc khởi động các cuộc thảo luận về vấn đề này giữa Liên minh châu Âu (EU), Ukraine và Nga.
Về phần mình, Tổng thống Nga Putin cũng cho rằng điều quan trọng là vai trò trung chuyển của Ukraine sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu kinh tế, đồng thời nhấn mạnh dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" đơn thuần chỉ là một dự án kinh tế.Dự án đường ống dẫn khí đốt này đã vấp phải sự phản đối từ Mỹ và Ukraine. Trong khi phía Mỹ tin rằng "Dòng chảy phương Bắc 2" sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc năng lượng của Đức vào Nga thì Ukraine lo ngại rằng đường ống này sẽ cho phép Moskva loại bỏ Kiev khỏi vai trò trung chuyển.
Cũng trong cuộc họp báo, nhà lãnh đạo Nga cũng lên tiếng kêu gọi các nước châu Âu đóng góp tài chính hỗ trợ công cuộc tái thiết Syria, đồng thời tăng cường viện trợ nhân đạo tại quốc gia Trung Đông này để cho hàng triệu người tị nạn có thể sớm quay trở về nhà.Tổng thống Putin cũng cảnh báo rằng hiện đang có khoảng 5 triệu người tị nạn ở ba nước Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ và đây sẽ là một gánh nặng lớn đối với châu Âu. Đó cũng là lý do vì sao cả hai nhà lãnh đạo Đức và Nga sẽ cố tìm mọi cách để có thể đưa những người tị nạn này trờ về nhà.
Trong khi đó theo Thủ tướng Đức Merkel, điều trước tiên cần phải làm là ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Idlib, Syria và các khu vực xung quanh.Người đứng đầu Chính phủ Đức khẳng định bà và Tổng thống Nga Putin cũng đã thảo luận với nhau về vấn đề cải cách hiến pháp và khả năng tiến hành bầu cử trong cuộc gặp trước đó tại thành phố Sochi (Nga) hồi tháng Năm vừa qua.
Về tình hình Iran, Tổng thống Putin cho biết ông sẽ thảo luận với Thủ tướng Merkel về việc ủng hộ và tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran được quốc gia Hồi giáo này ký với nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) hồi năm 2015.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những kỳ vọng vào cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Đức sắp tới
09:47' - 17/08/2018
Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đánh dấu một bước tiến xa hơn trong việc cải thiện quan hệ song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề hạt nhân Iran: Đức và Nga nhất trí duy trì thỏa thuận hạt nhân
19:57' - 10/05/2018
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 10/5 khẳng định tầm quan trọng của việc Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân đã ký với Nhóm P5+1 và cho rằng Moskva có thể dùng ảnh hưởng đối với Tehran trong vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.