Hạn chế phát thải khí nhà kính ở Mỹ: Cuộc chiến không của riêng ai
Ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh chống biến đổng khí hậu diễn ra tại tuần lễ cấp cao kỳ họp Đại Hội đồng LHQ lần thứ 74 diễn ra cuối tháng 9 vừa qua, cả thế giới đã chứng kiến sự kiện chưa từng có khi có tới 4 triệu thanh niên trên khắp nước Mỹ và cả 5 châu lục đã xuống đường tuần hành yêu cầu các lãnh đạo thế giới phải hành động để ngăn chặn trái đất nóng lên và hàng trăm các hệ lụy liên quan có thể khiến hành tinh của chúng ta tiến đến diệt vong.
Ở nước Mỹ, mặc dù tổng thống hiện thời Donald Trump nhiều lần công khai tỏ rõ thái độ không mặn mà gì với chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cuộc chiến vì một trái đất xanh vẫn diễn ra vô cùng mạnh mẽ và đầy sáng tạo.Có tới 24 bang trong tổng số hơn 50 bang trên nước Mỹ hiện đang đi đầu trong nỗ lực kiểm soát khí thải carbon và phát triển các ý tưởng sử dụng năng lượng sạch ngày càng nhiều hơn.
Hàng loạt các ý tưởng, cách thức mới đầy sáng tạo đã và đang được đưa vào thử nghiệm, ứng dụng nhằm kiểm soát khí thải không chỉ bởi các nhà khoa học, giới doanh nghiệp mà cả những người dân bình thường đã cho thấy người dân Mỹ không hề thờ ơ với vấn đề sống còn của thời đại.
*Nông dân Mỹ: từ bán nông sản sang bán điện mặt trời Trong thời buổi hàng nông sản của nước Mỹ gặp khó bởi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung khiến xuất khẩu nông sản giảm mạnh, những người nông dân Mỹ mới đây đã kiếm thêm thu nhập bằng… bán điện mặt trời được sản xuất ngay trên những nông trại rộng lớn ngập tràn ánh nắng của mình. Những khu đất rộng lớn đang phải để không do tình hình càng trồng trọt thêm càng lỗ khi mà giá ngô, đậu tương, lúa mì đều xuống thấp tới mức kỷ lục, giờ đây được các công ty điện thuê lại để đặt các tấm pin mặt trời.Ví dụ ở ngoại ô thành phố St. Paul, thủ phủ bang Minnesota, nhà máy điện ở địa phương ký hợp đồng dài hạn tới 20-22 năm trả cho mỗi nông dân khoảng 14.000 USD mỗi năm để mua điện sản xuất từ các tấm pin mặt trời đặt trên nông trại của họ.
Tùy thuộc diện tích, có những nông trại dành ra khoảng 15 acres (60.000 m2) hoặc nhiều hơn để sản xuất điện mặt trời bởi ở Mỹ, nông trại có thể rộng từ vài chục đến vài trăm thậm chí vài nghìn mẫu Anh.
Nếu không muốn cho thuê, người nông dân có thể tự lắp các tấm pin mặt trời, tận dụng nguồn ánh nắng ngập tràn chói chang để sản xuất điện và giảm bớt phần nào hóa đơn tiền điện của mình trong thời buổi khó khăn.Theo tính toán của các công ty điện và một số hội bảo vệ môi trường ở Mỹ thì dù cho thuê đất hay tự sản xuất điện mặt trời thì mỗi tháng người nông dân Mỹ cũng thu được ít nhất khoảng 1.000 USD từ nguồn này.
Phong trào nông dân sản xuất điện mặt trời đã nhanh chóng lan rộng tới 30 bang của nước Mỹ và giờ đây nếu bạn ghé qua một nông trại miền quê nước Mỹ thì đừng ngạc nhiên khi hầu hết các thiết bị đều được vận hành bằng điện mặt trời.Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính tới hết năm 2017, đã có 90.000 nông trại sử dụng thiết bị chạy bằng điện mặt trời, gấp 3 lần con số này vào năm 2012.
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định rằng cây cối là những đồng minh tuyệt vời nhất của con người, vấn đề chỉ là ứng dụng như thế nào để có thể phát huy hiệu quả tối đa mà thôi.
Chính vì vậy, ngay trong những ngày tháng 10 này, một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ một lần nữa kêu gọi nước Mỹ hãy tăng cường sử dụng gỗ ép tấm lớn làm vật liệu chính xây nhà, kể cả nhà cao tầng bởi chính gỗ sẽ là câu trả lời hữu hiệu đối với vấn đề kiểm soát khí thải nhà kính.
Thực ra, ý tưởng sử dụng gỗ ép tấm lớn chịu lửa là vật liệu chính xây nhà đã ra đời từ những năm 90s, tuy nhiên có lẽ cách đây 30 năm vấn đề khí thải và biến đổi khí hậu chưa đáng báo động như bây giờ cho nên ngay cả ở Mỹ, số lượng các tòa nhà làm chủ yếu bằng gỗ vẫn còn khá ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.Tuy nhiên, khi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đã trở thành một trong các mối quan tâm toàn cầu thì rất có thể sắp tới sẽ có nhiều cao ốc gỗ sẽ mọc lên ở đây. Ngay đầu tháng 10 này đã có 2 nhà máy sản xuất gỗ ép tấm lớn phục vụ cho xây dựng nhà cao tầng đi vào hoạt động ở bang Washington và bang Maine.
Nếu gỗ ép chịu lửa trở thành vật liệu xây dựng chính của thế kỷ 21 thì chắc chắn lượng khí thải carbon sẽ giảm đáng kể trong tương lai bởi một phần lượng khí thải carbon trên trái đất của chúng ta nhiều đến mức như hiện nay là do được tạo nên bởi thép và bê tông, hai loại vật liệu phổ biến trong xây dựng.Sở dĩ thép và bê tông đóng góp tới 11% khí thải carbon trên toàn cầu bởi các loại vật liệu này được sản xuất bằng phương pháp nung bằng than ở nhiệt độ lên tới 1300 độ C.
Theo nghiên cứu của các khoa học ở British Columbia thì nếu xây một tòa văn phòng cao 5 tầng bằng gỗ có thể giảm được 1/3 nguy cơ trái đất nóng lên so với xây bằng vật liệu thép và bê tông.
*Xả khí thải phải trả tiền Song song với việc phát triển các ý tưởng sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu mới, một số bang của Mỹ đã bắt đầu áp dụng tính phí đối với lượng khí phát thải xả ra từ các nhà máy điện.Ngày 3/10 vừa rồi, bang Pennsylvania, một bang có nhiều nhà máy điện và từ lâu đã bị coi là một trong những “thủ phạm” gây ô nhiễm không khí nhất nước Mỹ đã bắt đầu soạn thảo quy định các mức phí xả khí thải đối với các nhà máy điện đang hoạt động ở bang này.
Nếu được áp dụng vào năm 2021 theo lộ trình đã định thì Pennsylvania sẽ là bang sản xuất nhiều nhiên liệu hóa thạch đầu tiên của Mỹ quy định tính phí xả khí thải.Là bang sản xuất điện nhiều thứ ba ở Mỹ, Pennsylvania mỗi năm xả ra khoảng 92 triệu tấn khí thải carbon, nhiều thứ tư ở Mỹ.
Khi đưa ra quyết định sẽ áp dụng chính sách này, thống đốc bang Pennsylvania, ông Tom Wolf, chỉ phát biểu rất đơn giản với báo giới rằng đây nếu muốn Pennsylvania là nơi con cháu các thế hệ sau ở được thì phải giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Theo kế hoạch tiểu bang này dự tính, các nhà máy điện chạy bằng than và khí đốt sẽ phải chi hàng trăm triệu USD mỗi năm để chính quyền bang dùng số tiền đó chi cho các chương trình phát triển năng lượng sạch.
Bằng cách đó, giá của các loại nhiên liệu hóa thạch sẽ bị tăng lên, đồng nghĩa với việc các loại năng lượng khác sản xuất ở các nhà máy điện hạt nhân, điện gió và điện mặt trời sẽ có giá cả phải chăng hơn trên thị trường. *Nỗ lực của New York Còn ở New York, một trong những bang đi đầu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, năm nay chính quyền bang đã đưa ra dự luật Đạo luật Đi đầu Chống Biến đổi khí hậu và Bảo vệ cộng đồng hồi tháng Sáu.Theo dự luật này, tới năm 2030, 70% sản lượng điện của New York sẽ phải khai thác từ nguồn gió, mặt trời, nước và sau đó tiểu bang sẽ chuyển đổi hẳn sang các nguồn năng lượng phi carbon dioxide vào năm 2040.
Trước đó, vào tháng Tư, Hội đồng thành phố New York đã thông qua sắc lệnh yêu cầu hầu hết các tòa nhà cao tầng phải lắp đặt các tấm pin điện mặt trời trên nóc hoặc nóc phải phủ cỏ xanh.Chính quyền thành phố và bang cũng khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư và sử dụng điện mặt trời thông qua các chính sách như miễn thuế và một số hình thức khuyến khích khác đối với chủ nhà.
New York là nơi có hệ thống pin mặt trời lớn nhất nước Mỹ vừa được đặt trên nóc khu phức hợp nhà cao tầng StuyTown mới đi vào hoạt động năm nay.
Cũng trong năm 2019, bang New York đã đạt được thỏa thuận xây dựng hai dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất nước Mỹ, thể hiện quyết tâm của các nhà lãnh đạo bang trong tiến trình chuyển đổi sang sử dụng các loại năng lượng sạch.Hai dự án này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong vòng năm năm tới và có thể sản xuất được 1.700 megawatts điện, tương ứng với 20% mục tiêu mà thống đốc bang Andrew Cuomo đã đặt ra đối với sản lượng điện gió và sẽ góp phần không nhỏ vào kế hoạch 70% lượng điện của bang là từ các nguồn tái tạo như trong kế hoạch đầy tham vọng của bang đặt ra hồi tháng Sáu.
Điện gió hiện chiếm khoảng 7% tổng sản điện của nước Mỹ theo số liệu năm 2018, tăng lên khá nhiều so với tỷ lệ 2% vào năm 2010.
*Giới doanh nghiệp không đứng ngoài Giới doanh nghiệp lớn ở Mỹ, như Google hay Amazon, Telsa hay Facebook luôn đi đầu trong công cuộc ứng dụng năng lượng tái tạo và kiểm soát khí thải một cách thiết thực bằng cách mua điện sạch hoặc tự sản xuất điện sạch. Khi Google xây trung tâm dữ liệu của mình ở Eemshaven, miền bắc Hà Lan, công ty đã lập tức mua điện gió và điện mặt trời để dùng cho trung tâm dữ liệu có vốn đầu tư 670 triệu USD này và công ty hiện vẫn hoạt động từ 2016 đến nay. Còn với Amazon, nhà bán lẻ khổng lồ của tỷ phú Jeff Bezos, thì vừa tuyên bố công ty sẽ đưa mức khí thải carbon về số không vào năm 2040, sớm hơn 10 năm so với mốc mục tiêu thế giới đặt ra trong Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris 2015.Amazon cũng đã đặt mua 100.000 ô tô điện nhằm giảm bớt khí thải nhà kính. Theo kế hoạch 10.000 xe sẽ bắt đầu lăn bánh từ năm 2022 và tới năm 2030 cả 100.000 xe điện sẽ cùng hoạt động.
Công ty Tesla của Elon Musk, anh cả đình đám trong làng sản xuất ô tô điện lại có thêm ý tưởng giảm khí thải nhà kính bằng tuyên bố mới đây bắt đầu cho các hộ gia đình thuê pin mặt trời.Hiện Tesla đã bắt đầu cho thuê pin mặt trời ở sáu bang của nước Mỹ là Arizona, Canifornia, Connecticut, Massachusetts, New Jersey và New Mexico với giá khá phải chăng là 50 USD một tháng và khách hàng có thể dừng bất cứ khi nào họ muốn. Và giả sử bạn không muốn thuê, Tesla sẵn sàng phục vụ bán pin mặt trời cho bạn ngay lập tức.
Đặc biệt hơn nữa, xu hướng các công ty lớn ở Mỹ bắt đầu mua và sử dụng những tấm pin mặt trời, pin điện gió có kích thước rất lớn và có thể lưu trữ lượng điện chưa sử dụng một cách an toàn, hiệu quả đang phát triển rất nhanh và chắc chắn giá của loại pin này cũng sẽ phải chăng hơn rất nhiều trong tương lai.Hãy tưởng tượng, với công nghệ lưu trữ này thì bạn luôn có sẵn điện mặt trời và điện gió để sử dụng vào bất kỳ lúc nào ngay cả trong những ngày trời lặng gió, mù sương hay mưa bão./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đưa ra 7 biện pháp giảm khí thải từ phương tiện cơ giới
14:53' - 05/10/2019
Cục Giao thông đường bộ Thái Lan (DLT) mới công bố bảy biện pháp giảm khí thải từ các phương tiện cơ giới, nhằm kiểm soát nguồn phát tán bụi mịn bằng và nhỏ hơn 2,5 micrometre (PM2.5).
-
Doanh nghiệp
Ngành hàng không toàn cầu trước sức ép cắt giảm khí thải
21:13' - 23/09/2019
Các nhà lãnh đạo các hãng hàng không trên toàn cầu sẽ chịu sức ép trong việc tăng cường những nỗ lực nhằm cắt giảm lượng khí thải khi nhóm họp trong tuần này.
-
Doanh nghiệp
Các hãng xe châu Âu "chạy đua" để đáp ứng quy định mới về khí thải của EU
20:29' - 10/09/2019
Các nhà chế tạo ô tô châu Âu đang "chạy đua với thời gian" để đáp ứng các quy định mới về khí thải ô tô của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Quy định mới về cách tính lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
12:18' - 13/05/2019
Cách tính mới cũng giúp các nước ước tính chính xác hơn về lượng khí phát thải từ hoạt động chôn lấp rác thải và xử lý nước thải.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản đối mặt với thách thức kép
15:14'
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 9/5 cho thấy một bức tranh phức tạp, với lương của người lao động tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp do lạm phát và chi tiêu tiêu dùng vượt kỳ vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới
14:17'
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Chính phủ Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại trong tháng tới, nhưng mức thuế 10% áp đặt lên hầu hết các quốc gia có khả năng sẽ duy trì.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn
08:13'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày và bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột.
-
Kinh tế Thế giới
Trung tâm cung cấp hydro lớn nhất Hàn Quốc vào hoạt động
08:10'
Chính quyền thành phố Ulsan ngày 9/5 thông báo, một trung tâm cung cấp hydro lớn nhất Hàn Quốc vừa hoàn thành việc xây dựng và đi vào sử dụng tại thành phố Ulsan, phía Đông Nam Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của Mỹ giảm mạnh
08:00'
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của nước này đã giảm mạnh trong tuần trước, cho thấy thị trường lao động vẫn vững chắc, bất chấp rủi ro gia tăng do tác động của vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Hồng y người Mỹ Robert Prevost được bầu làm tân Giáo hoàng Vatican
07:54'
Ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Hồng y người Mỹ Robert Prevost, 69 tuổi, đã được bầu làm tân Giáo hoàng và người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma đã chọn lấy tên là Giáo hoàng Leo XIV.
-
Kinh tế Thế giới
Anh là quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ
07:34'
Ngày 8/5, Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ kể từ khi Nhà Trắng công bố mức thuế quan toàn diện vào tháng trước.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo
07:32'
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát một cuộc tập trận tấn công chung có sự tham gia của pháo binh tầm xa và một biến thể mới của tên lửa đạn đạo chiến thuật.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại "đầy đủ và toàn diện" với Vương quốc Anh
22:06' - 08/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 8/5 cho biết Mỹ đã đạt được một thỏa thuận thương mại "đầy đủ và toàn diện" với Vương quốc Anh.