Hạn hán nghiêm trọng đe dọa nguồn cung thực phẩm cho nước Mỹ
Tại các thung lũng ở trung tâm bang California, miền Tây nước Mỹ, việc tìm kiếm nguồn nước đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả cư dân ở đây khi khu vực này phải hứng chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng, có thể đe dọa nguồn cung ứng lương thực cho nước Mỹ.
Người dân tại đây đã phải chứng kiến những cánh đồng xanh tươi biến thành những đồng bằng màu nâu xám xịt kèm bụi bặm, chỉ còn những cái cây khô héo. Phần lớn bang California, và rộng hơn là miền Tây nước Mỹ, đã trải qua nhiều năm có lượng mưa ít hơn bình thường và một mùa Đông đặc biệt khô hanh.
Lo ngại nguy cơ không có đủ nước cung cấp cho cư dân thành phố hoặc động vật hoang dã, chính quyền địa phương và bang California đã đột ngột cắt nguồn cung cấp nước cho các trang trại, khiến người nông dân tức giận.
Các nông dân lo ngại điều này sẽ khiến họ không thể đáp ứng được việc cung ứng hàng hoá cho các siêu thị. Dọc theo các con đường nằm giữa hai bên là các khu vực trang trại, các tấm biển mọc lên khắp nơi với nội dung kêu gọi: "Hãy cứu lấy nguồn nước của California”.
Trước những dấu hiệu nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu ngày một tồi tệ, giới chức California hồi tuần trước đã thông qua đạo luật khẩn cấp mới nhằm ngăn chặn hàng nghìn người - đặc biệt là nông dân - chuyển hướng dòng chảy của các con sông hoặc suối.
Khi chính quyền cắt nguồn cung cấp nước, người nông dân buộc phải sống dựa vào các giếng khoan, đào sâu xuống lòng đất với chi phí lên tới vài nghìn USD. Những chiếc giếng này hút nước ngầm từ các vực sâu hàng trăm mét song cuối cùng lượng nước cũng cạn kiệt.
Biến đổi khí hậu đang khiến thời tiết trở nên nóng và khô hơn. Hạn hán thường xuyên trong 10 đến 30 năm qua đã làm khô cạn nhiều nguồn nước của bang California. Kể từ tháng 4 năm nay, tất cả khu vực của California đều đã trải qua tình trạng hạn hán, buộc chính quyền phải thực hiện các biện pháp hạn chế sử dụng nước.
Các nhà khoa học cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu sẽ thậm chí còn gây ra những đợt hạn hán cực đoan và diễn ra thường xuyên hơn, đe doạ mất an ninh lương thực. Việc cung cấp thực phẩm cho người dân Mỹ trong điều kiện khắc nghiệt này sẽ là một thách thức lớn.
Tuy nhiên, dẫu sao vẫn còn tia hy vọng le lói. Trong nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Nature, các chuyên gia từ Đại học California Merced và Đại học California Santa Cruz đã đề xuất một giải pháp bảo tồn nước đầy tham vọng, thông qua việc lắp đặt các tấm pin Mặt Trời bao phủ 6.437 km kênh đào ở California - một trong những hệ thống cung cấp nước lớn nhất trên thế giới.
Ý tưởng này sẽ giúp cả hai hệ thống điện và nước hoạt động hiệu quả hơn. Bóng râm từ pin Mặt Trời sẽ làm giảm sự bốc hơi của nước từ các kênh đào, đặc biệt là trong mùa Hè nóng nực ở California. Bên cạnh đó, pin Mặt Trời chắn nắng còn kìm hãm sự phát triển của cỏ dại thủy sinh, dẫn đến chi phí bảo trì kênh đào thấp hơn.
Ở chiều ngược lại, do không tiếp xúc với ánh nắng, nước dưới kênh đào sẽ nóng lên chậm hơn so với mặt đất xung quanh, giúp làm mát các tấm pin Mặt Trời. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể tăng hiệu quả sản xuất điện lên đến 3%./.
>>Vụ cháy rừng lớn thứ hai trong lịch sử bang California
- Từ khóa :
- hạn hán
- khô hạn
- nguồn cung thực phẩm
- california
- nước mỹ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cây trồng của Canada
08:42' - 04/08/2021
Một báo cáo của Cơ quan Thống kê Canada chỉ ra rằng việc nhiệt độ liên tục phá các mức cao kỷ lục ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cây trồng tại các trang trại ở miền Tây nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Hạn hán tại miền Tây Mỹ làm cạn nước nhiều hồ chứa
14:09' - 06/06/2021
Bang California, miền Tây Mỹ, nơi thường xuyên xảy ra những trận cháy rừng lớn, đang chứng kiến tình trạng hạn hán nghiêm trọng, khiến nhiều hồ nước tại khu vực này có nguy cơ cạn dần.
-
Kinh tế & Xã hội
Hạn hán tàn phá hơn 40.000 ha lúa của Campuchia
21:28' - 07/08/2020
Hạn hán đang tàn phá nghiêm trọng trên 40.000 ha lúa tại các tỉnh Battambang, Banteay Meanchey và một số tỉnh khác, trong khi nguồn nước trên khắp Campuchia tiếp tục cạn dần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Aramco: Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2025
08:24'
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt 106 triệu thùng/ngày trong năm nay, sau khi ghi nhận mức trung bình khoảng 104,6 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn LNG/năm với Ấn Độ
08:15'
Tập đoàn dầu khí quốc gia Argentina YPF đã ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn khí hóa lỏng/năm với 3 công ty của Ấn Độ, cũng như hợp tác trong lĩnh vực lithium, khoáng sản và thăm dò hydrocarbon.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil lắp đặt hơn 1.000 km cáp ngầm để đưa Internet tới Amazon
08:14'
Chính phủ Brazil bắt đầu lắp đặt hơn 1.000 km cáp quang dưới lòng sông Solimões ở phía Bắc khu vực Amazon để cung cấp Internet cho hàng chục cộng đồng cư dân chưa được tiếp cận hệ thống viễn thông.
-
Kinh tế Thế giới
Thép “hết thời”, năng lượng xanh mở ra siêu chu kỳ hàng hóa mới
16:32' - 22/01/2025
Siêu chu kỳ hàng hóa của Trung Quốc, từng được thúc đẩy bởi nhu cầu thép khổng lồ cho ngành xây dựng, đã chính thức khép lại.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ siết chặt chính sách thương mại
15:35' - 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động khi tuyên bố cân nhắc áp thuế nhập khẩu 10% lên hàng hóa Trung Quốc và tiếp tục cảnh báo khả năng áp thuế 25% với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Toàn cảnh thị trường trong 24 giờ đầu nhiệm kỳ của ông Trump
14:42' - 22/01/2025
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đã tạo ra một làn sóng phản ứng trái chiều trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico công bố chính sách ưu đãi cho mục tiêu thu hút 100 tỷ USD vốn FDI
12:20' - 22/01/2025
Sắc lệnh trên là một phần trong kế hoạch quốc gia "Mexico Plan" mà Tổng thống Claudia tuyên bố hôm 14/1 nhằm đưa Mexico trở thành một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Moody's: Mexico bị ảnh hưởng nặng nhất bởi chính sách thuế mới của Mỹ
11:05' - 22/01/2025
Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's, Mexico là quốc gia Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách áp thuế mới của Mỹ, khiến nền kinh tế nước này chỉ đạt tăng trưởng 0,6% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đón những công dân đầu tiên bị Mỹ trục xuất
10:35' - 22/01/2025
Theo kế hoạch, Chính phủ Mexico sẽ tiến hành sàng lọc những người di cư nước ngoài bị Mỹ trục xuất về Mexico trước khi đưa về thủ đô Mexico City lưu trú tạm thời để chờ làm thủ tục hồi hương.