Hàn Quốc có thể bỏ thuế nhập khẩu với 7 mặt hàng thực phẩm thiết yếu
Chính phủ Hàn Quốc ngày 30/5 đã công bố một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định đời sống cho người dân trong nỗ lực giảm thiểu những tác động của việc tăng giá tiêu dùng ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống người dân.
Quan chức cấp cao của Bộ Tài chính - Yoon In-dae trong cuộc họp báo tại thành phố Sejong cho biết, từ nay đến cuối năm, chính phủ có kế hoạch dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với 7 mặt hàng thực phẩm thiết yếu trong đó có dầu ăn, thịt lợn và bột mì.Cùng với đó là biện pháp cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhập khẩu cà phê và hạt ca cao cho đến năm 2023 nhằm giúp giảm chi phí nhập khẩu. Hàn Quốc cũng sẽ không áp thuế giá trị gia tăng đối với thực phẩm chế biến đóng gói, bao gồm kim chi và tương đậu nành, cho đến năm 2023.
Bộ Tài chính cho biết các biện pháp mới nhất của chính phủ tập trung vào việc giảm bớt áp lực gia tăng đối với chi phí nhập khẩu, thay vì áp đặt kiểm soát giá cả. Dự kiến việc loại bỏ thuế nhập khẩu đối với thịt lợn sẽ giúp giảm giá nhập khẩu của mặt hàng này xuống 20%. Bộ chủ quản ước tính các biện pháp nếu được thực hiện đầy đủ có thể làm giảm giá tiêu dùng 0,1 điểm phần trăm. Quan chức Bộ Tài chính cho biết trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất tăng và chi phí nhà ở cũng tăng cao đang là gánh nặng đối với sinh hoạt của các hộ gia đình. Mức lạm phát của Hàn Quốc được dự đoán sẽ vượt 5% trong tháng Năm sau khi tăng 4,8% vào tháng Tư so với cùng kỳ năm 2021 và đây là mức tăng cao nhất nhất trong hơn 13 năm qua. Tuần trước, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã dự đoán lạm phát năm 2022 lên mức cao nhất trong 14 năm là 4,5% so với ước tính 3,1% trước đó. BoK cũng đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc từ 3% xuống 2,7%. Hàn Quốc phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng khi giá năng lượng và lương thực tăng vọt trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine (U-crai-na) kéo dài và sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu. Trong khi đó, nhu cầu gia tăng hậu đại dịch khi nền kinh tế dần phục hồi cũng gây nên hiện tượng tăng giá các mặt hàng sản xuất và tiêu dùng. Hàn Quốc có kế hoạch gia hạn cắt giảm thuế tiêu thụ đối với ô tô chở khách thêm 6 tháng cho đến cuối tháng 12/2022. Việc cắt giảm 30% thuế tiêu thụ đối với việc mua xe du lịch dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2022 với thuế suất là 3,5%. Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy sự ổn định nhà ở cho tầng lớp trung lưu, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định giảm bớt gánh nặng thanh toán thuế sở hữu bất động sản cho những người sở hữu một ngôi nhà. Theo đó, tiếp tục áp mức thuế năm 2022 theo biểu mức của năm 2020 tức trước thời điểm giá nhà bắt đầu tăng vọt./.Tin liên quan
-
Tài chính
Hàn Quốc bổ sung 62.000 tỷ won hỗ trợ tiểu thương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
15:48' - 29/05/2022
Đây là khoản ngân sách bổ sung đầu tiên dưới thời Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và là khoản ngân sách thứ 8 và lớn nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lương tối thiểu của Hàn Quốc thuộc mức cao nhất thế giới
21:23' - 26/05/2022
Lương tối thiểu ở Hàn Quốc đang cao trên thế giới và tốc độ tăng lương cũng tương đối nhanh nên cần cân nhắc điều chỉnh lại tốc độ tăng lương và xem xét tránh để xảy ra các tác dụng phụ tiêu cực.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc trước nguy cơ giá tiêu dùng ở mức cao nhất trong 14 năm
21:15' - 26/05/2022
Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/5 đã mở cuộc họp về kinh tế lần thứ hai nhằm rà soát các đối sách tiến tới ổn định giá tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Long An hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế
22:05' - 24/05/2025
Đoàn Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) vừa có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Long An.
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào quốc gia thành viên OECD cao kỷ lục
08:02' - 24/05/2025
Bộ Kinh tế Mexico hôm 22/5 cho biết nước này đã thu hút kỷ lục gần 21,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính