Hàn Quốc đi tìm mô hình kinh tế mới sau khủng hoảng chính trị (Phần 2)
Chuyên gia về tình hình bán đảo Triều Tiên, Juliette Morillot, đồng tác giả cuốn “100 câu hỏi chung quanh Triều Tiên - La Corée du Nord en 100 questions”, nhà xuất bản Tallendier, cho rằng Hàn Quốc đang trải qua một cuộc khủng hoảng trên nhiều phương diện và không dễ đoạn tuyệt với quá khứ đã được gắn liền với các đại tập đoàn chaebol.
Theo bà Morillot, kinh tế Hàn Quốc thực sự bị chấn động vì tai tiếng chính trị lần này bởi vì vụ bê bối đó liên hệ trực tiếp đến những gì đã làm nên niềm tự hào của một quốc gia, của một dân tộc.
Từ hàng chục năm nay, chính xác hơn là từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II và Chiến tranh Triều Tiên, cả cỗ máy kinh tế của Hàn Quốc dựa cả vào các đại tập đoàn chaebol, như Samsung, Hyundai... Đó chính là động lực của "phép lạ kinh tế Hàn Quốc".
Giờ đây, xã hội Hàn Quốc đòi hỏi phải có một thay đổi thực sự và mối liên hệ giữa chính quyền với những đại tập đoàn công nghiệp đã lỗi thời.
Câu hỏi đặt ra là liệu Hàn Quốc có đủ sức để tiến hành một cuộc cải tổ hay không.Trước mắt, không có gì chắc chắn là Seoul sẽ đạt được mục tiêu đó, bởi vì, liên hệ giữa các hoạt động kinh tế và xã hội Hàn Quốc hết sức sâu đậm.
Khủng hoảng chính trị đã nổ ra vào lúc hầu hết các lĩnh vực kinh tế từng làm nên phép lạ kinh tế của Hàn Quốc đều đang xuống dốc. Từ ngành công nghệ đóng tàu cho đến vận tải đường biển, từ lĩnh vực công nghệ hóa dầu cho đến ngành luyện kim đều đang phải đối mặt với khủng hoảng và đang đứng trước quá nhiều ẩn số.
Mô hình kinh tế của Hàn Quốc đã đụng phải giới hạn của chúng và điều đó buộc quốc gia Bắc Á này phải đi tìm một mô hình phát triển khác.
Hàn Quốc cần nhiều thời gian để chuyển hướng, và ngoài vế kinh tế, thì quốc gia này còn cần có một cuộc cải tổ thực sự sâu rộng cả về mặt xã hội nữa. Tất cả những điều đó đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Nói đến chaebol, người ta liên tưởng ngay đến những tập đoàn khổng lồ, từng do một vài gia đình rất lớn gây dựng. Chỉ vài gia đình này kiểm soát toàn bộ mạng lưới công nghiệp của một quốc gia, bao hàm đủ mọi khâu, từ sản xuất hàng hóa, cho đến các dịch vụ ngân hàng, hay bất động sản.
Thế rồi thế hệ đi sau các nhà lãnh đạo những tập đoàn đó ngày càng có khuynh hướng bành trướng, để hiện diện ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, từ đóng tàu đến điện tử, từ màn ảnh tivi đến khâu phân phối, vận tải…
Chính sách đa dạng hóa các hoạt động đó lại càng đẩy các đại tập đoàn này vào thế cạnh tranh khắc nghiệt hơn, và các chaebol Hàn Quốc dễ bị tấn công hơn.
Tuy nhiên, do là những công ty quá lớn, các tập đoàn này chi phối quá nhiều đời sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc. Những gia đình như của dòng họ Lee, chủ nhân Samsung có ảnh hưởng cực kỳ lớn với giới lãnh đạo ở Seoul cũng như là trong công luận.
Hình ảnh người thừa kế Lee Jae Yong bị còng tay vừa qua, được chiếu đi chiếu lại trên màn ảnh tivi là một cú sốc lớn đối với người dân Hàn Quốc.
Nó ảnh hưởng đến niềm tin của dân chúng đối với một công ty uy tín như Samsung. Dư luận nhận thấy rằng đã đến lúc phải xét lại mối liên hệ giữa các tập đoàn chaebol với chính giới, và xã hội Hàn Quốc cần có một cái nhìn mới về các hoạt động kinh tế.
Cần nhắc lại là dưới thời cố Tổng thống Park Chung Hee, tức thân phụ của bà tổng thống vừa bị truất phế, chính quyền đã che chở không biết bao nhiêu cho các đại tập đoàn để cùng nhau đem lại "phép lạ kinh tế cho đất nước".
Mối liên hệ có lợi cho cả đôi bên đó là chìa khóa của phép lạ kinh tế biến Hàn Quốc thành nền công nghiệp phát triển thứ tư của châu Á. Kết cấu đó, từ thời của nhà độc tài Park Chung Hee đã được duy trì qua nhiều đời Tổng thống để tồn tại cho tới đời Tổng thống của bà Park Geun Hye.
Vào đầu tháng 5/2017, Hàn Quốc sẽ bầu lại Tổng thống, ưu tiên của chính quyền mới, trong địa hạt kinh tế, phải là thúc đẩy trở lại con tàu kinh tế và giảm bớt mức độ lệ thuộc vào các chaebol.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc sẽ cần thận trọng với các đối tác thương mại chính của mình, nhất là khi nước này đang đứng trước ẩn số Donald Trump với khả năng Mỹ có thể xét lại thỏa thuận tự do mậu dịch song phương ký kết với Seoul.
Quay lại Phần 1: Những thách thức kinh tế lớn chờ đợi chính quyền sắp tới ở Seoul
Xem thêm:
>> Bê bối chính trị tại Hàn Quốc: Thêm lãnh đạo doanh nghiệp bị thẩm vấn
>> Hàn Quốc vẫn lo ngại về rủi ro kinh tế và tài chính sau biến động chính trị
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối chính trị tại Hàn Quốc: Chủ tịch Tập đoàn SK bị thẩm vấn
12:07' - 18/03/2017
Việc triệu tập ông Chey Tae-won lần này được cho là nhằm củng cố bằng chứng chống lại bà Park Geun-hye, người sẽ phải trình diện để thẩm vấn vào ngày 21/3 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối chính trị tại Hàn Quốc: Triệu tập Tổng thống bị phế truất để thẩm vấn
12:57' - 15/03/2017
Đại diện pháp lý của Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye, luật sư Son Bum-kyu cho biết thân chủ của ông đã nhận được lệnh triệu tập và sẽ hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Đà phục hồi kinh tế có dấu hiệu đuối sức
16:25' - 07/03/2017
Trong thời gian trước mắt, ít có khả năng tiêu dùng cá nhân có bước tăng mạnh do thị trường việc làm ở Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng trì trệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.