Hàn Quốc đối mặt với triển vọng tăng trưởng ảm đạm trong năm 2025
Nền kinh tế đầy rủi ro của quốc gia Đông Bắc Á này phải đối mặt với sự phức tạp trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, chính trị bất ổn khi đất nước không có tổng thống hay thậm chí là thủ tướng nào nắm quyền lãnh đạo.
Trong khi sự hỗn loạn chính trị xung quanh tiến trình luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol gây sức ép nặng nề lên nền kinh tế vốn đã mong manh của đất nước, dường như những biến động trước mắt lại đang che giấu một thách thức sâu sắc hơn.
Đó sự suy thoái mang tính hệ thống đối với một quốc gia với trụ cột xuất khẩu đang vật lộn với tình trạng dân số già hóa và tiềm năng tăng trưởng đang suy yếu.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng 1,9% vào năm 2025, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok, người đang giữ chức Quyền Tổng thống, cho rằng tăng trưởng GDP năm 2025 sẽ giảm xuống dưới mức tăng trưởng tiềm năng là 2%.Bên cạnh những khó khăn ngày càng gia tăng, BoK cũng đã đưa ra dự báo dài hạn ảm đạm với tốc độ tăng trưởng tiềm năng dự báo sẽ chỉ đạt 0,6% vào cuối những năm 2040.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, với các sáng kiến chính sách của chính phủ Hàn Quốc nhằm thúc đẩy cải cách cơ cấu vốn đang bị đình trệ, mối đe dọa bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp kéo dài đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết; đồng thời kêu gọi phải có một phần giải pháp cho tình trạng bất ổn chính trị hiện nay trước thời điểm diễn ra lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 20/1. *Đồng won yếu làm gia tăng nỗi lo lạm phát Sau một tháng sa lầy bắt đầu bằng tuyên bố thiết quân luật ngắn ngủi được ban bố hôm 3/12/2024, đồng won đã kết phiên cuối năm 2024 (31/12) ở mức 1.472,5 won/USD.Đây là tỷ giá đóng cửa yếu nhất kể từ ngày 13/3/2009 và cũng là tỷ giá cuối năm yếu nhất kể từ năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đẩy tỷ giá hối đoái lên 1.695 won/USD vào phiên giao dịch cuối năm.
Nếu so với thời điểm cuối năm 2023, tỷ giá hối đoái giữa đồng won và đồng USD đã tăng vọt 184,5 won. Đồng won của Hàn Quốc, vốn có xu hướng suy yếu do đồng USD mạnh lên nhờ chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Trump, đã giảm mạnh hơn nữa sau sắc lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon.Đồng won đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 15 năm sau thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ thay đổi quan điểm cứng rắn trong triển vọng cắt giảm lãi suất và chính trường Hàn Quốc rối ren với quyết nghị luận tội cựu quyền Tổng thống Han Duck-soo.
Khi ký ức dai dẳng về cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tiếp tục ám ảnh nền kinh tế Hàn Quốc, những lo ngại xung quanh tỷ giá hối đoái ngày càng gia tăng.Tỷ giá won-USD đã dao động trên mức 1.450/USD trong 7 phiên liên tiếp tính đến ngày 30/12/2024, chuỗi giảm giá dài nhất kể từ tháng 3/2009 khi tác động của Đại suy thoái làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu.
Giới chức Hàn Quốc khẳng định tình hình hiện tại không phải là khủng hoảng, viện dẫn dự trữ ngoại hối mạnh mẽ của đất nước và vị thế là một quốc gia chủ nợ ròng. Tuy nhiên, việc đồng won tiếp tục mất giá có thể làm giảm thêm nhu cầu trong nước vốn đã yếu của Hàn Quốc, kìm hãm tiêu dùng tư nhân và làm suy yếu đầu tư và tuyển dụng của doanh nghiệp. Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) trong báo cáo cuối năm 2024 đã lưu ý rằng: trong bối cảnh hiện nay, khó để loại trừ khả năng tỷ giá hối đoái won-USD đạt mức 1.500 won/USD.BoK dự đoán rằng đồng nội tệ yếu bắt đầu kích thích mức tăng giá tiêu dùng vào tháng 12/2024 và tiếp tục đẩy lên hơn nữa vào tháng 1/2025. Chỉ số lạm phát của Hàn Quốc tăng 1,9% trong tháng 12/2024, tăng mạnh so với mức 1,5% của tháng 11/2024. Từ tháng 9/2024, Hàn Quốc lạm phát của Hàn Quốc đã giảm xuống mức dưới 2%.
Theo dữ liệu từ Viện Kinh tế và Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc (KIET), ước tính đồng won mất giá 10% sẽ làm giảm 0,29% lợi nhuận hoạt động của các tập đoàn lớn, vì chi phí tăng dự kiến sẽ bù đắp cho lợi thế cạnh tranh mà đồng won yếu hơn thường mang lại trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Nhiệm kỳ của Tổng thống Trump lần 2 làm tăng nguy cơ xuất khẩu chậm lại Xuất khẩu, vốn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Hàn Quốc trong năm 2024 bất chấp nhu cầu trong nước phục hồi chậm, cũng bắt đầu cho thấy dấu hiệu chậm lại trong tốc độ tăng trưởng. GDP thực tế của Hàn Quốc chỉ tăng danh nghĩa 0,1% trong quý III/2024, trong đó riêng xuất khẩu "đóng góp" cho mức giảm 0,8%. Cùng với giá nhập khẩu tăng và nền kinh tế của các đối tác thương mại lớn đang chậm lại, Chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Trump với chính sách “Nước Mỹ trên hết” là yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm lòng tin của các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc. Theo báo cáo của KIET công bố ngày 26/12, thuế quan phổ cập từ 10 đến 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu có thể làm giảm xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ từ 9,3% đến 13,1%, dẫn đến giá trị gia tăng danh nghĩa của quốc gia này giảm từ mức 7,9 nghìn tỷ won đến 10,6 nghìn tỷ won. Tuy nhiên, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ không phải là rủi ro duy nhất mà nền kinh tế Hàn Quốc phải đối mặt. BoK cho rằng sự chậm lại gần đây trong tăng trưởng xuất khẩu là do các yếu tố mang tính cấu trúc như sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ Trung Quốc trên thị trường bán dẫn toàn cầu và những yếu tố này hoàn toàn không mang tính tạm thời. *Mối lo ngại gia tăng về tăng trưởng Hàng loạt thách thức bên trong và bên ngoài mà Hàn Quốc phải đối mặt đã làm gia tăng mối lo ngại về khả năng nền kinh tế của nước này sẽ bước vào giai đoạn lạm phát thấp và tăng trưởng thấp kéo dài, tương tự như những gì Nhật Bản và Khu vực đồng euro đã trải qua. Dân số già hóa và năng suất lao động giảm đang đè nặng lên tốc độ tăng trưởng tiềm năng của quốc gia Đông Bắc Á vốn đang phải vật lộn với một trong những tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội “siêu già” vào tháng 12/2024 khi dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 10,2 triệu người, chiếm 20% tổng dân số đã đăng ký là 51,2 triệu người. Ông Lee Ji-ho, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của BoK, cho biết BoK vô cùng lo ngại về khả năng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tiếp tục giảm trong trung hạn đến dài hạn do các vấn đề về cơ cấu, dẫn đến giai đoạn tăng trưởng thấp, lạm phát thấp kéo dài.Theo ông Lee, một khi đất nước đã bước vào giai đoạn đó, chi phí cần thiết để vực dậy nền kinh tế và vượt qua là rất lớn. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc cần nhanh chóng cải cách cơ cấu để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực trong xã hội.
Giáo sư Kim Young-ik tại Khoa Kinh tế sau đại học của Đại học Sogang cũng chỉ ra rằng suy thoái kinh tế hiện nay đang bị thúc đẩy bởi cả yếu tố ngắn hạn là sự suy giảm công nghiệp và sự suy giảm dài hạn của tốc độ tăng trưởng tiềm năng.Theo Giáo sư Kim, sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng tiềm năng bắt nguồn từ lực lượng lao động thu hẹp, tăng trưởng tài sản chậm lại và năng suất trì trệ.
Giáo sư kinh tế Lee Jung-hee thuộc Đại học ChungAng cho biết viễn cảnh bước vào tình trạng kinh tế trì trệ chưa được chú ý đúng mức trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, hiện nay, Hàn Quốc đang phải đối mặt với một trong những thời điểm thách thức nhất trong lịch sử kinh tế quốc gia.Những khó khăn kinh tế trong quá khứ như cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 phần lớn là do các yếu tố bên ngoài gây nên và do đó không dẫn đến suy thoái kéo dài. Tuy nhiên, chuyên gia Lee Jung-hee cảnh báo những dấu hiệu gần đây của sự suy thoái kinh tế kéo theo nền kinh tế mất đi động lực dài hạn.
Theo đó, chính phủ cần có những giải pháp chính sách khi tính toán đầy đủ yếu tố trì trệ kéo dài song song với việc ưu tiên giải quyết nhanh những bất ổn chính trị xung quanh việc luận tội Tổng thống Yoon.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Những kỳ vọng về “chương mới” của kinh tế Italy
05:30' - 02/01/2025
Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni vẫn đang theo đuổi một kỳ tích về kinh tế Italy, đó là ngày càng được các nhà đầu tư tin tưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 2025: Năm của “tăng tốc, bứt phá”
10:13' - 01/01/2025
2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tạo nền tảng, tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025: Khai phá hướng đi mới
08:24' - 01/01/2025
Kinh tế toàn cầu bước vào năm 2025 trong bối cảnh các nước phải vật lộn với những tác động kéo dài của lạm phát, những đổi thay trong chính sách tiền tệ, đồng thời phải khai phá những hướng đi mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025
10:40'
Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc mong hai nước cùng tiến về phía trước
08:44'
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã phỏng vấn ông Lâm Lập Văn, một nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và “Năm giao lưu Nhân văn Việt Nam - Trung Quốc”.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam khẳng định tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ
08:41'
Là một đối tác có trách nhiệm và tin cậy của LHQ, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ nhằm chung tay ứng phó với những thách thức mới.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Quan hệ song phương đạt nhiều thành quả nổi bật
15:12' - 16/01/2025
Theo Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - ASEAN Hứa Ninh Ninh, thời gian qua, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước lạc quan vào triển vọng hòa bình tại Gaza
08:48' - 16/01/2025
Lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đã đồng loạt bày tỏ sự ủng hộ thỏa thuận, cũng như hy vọng vào tương lai hòa bình tại khu vực này.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu phản đối lệnh bắt giữ
09:53' - 15/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trước khi bị bắt giữ, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã có tuyên bố công khai với công chúng.
-
Ý kiến và Bình luận
Brazil chỉ trích chính sách kiểm duyệt của Meta không phù hợp luật pháp
08:32' - 15/01/2025
Ngày 14/1, Chính phủ Brazil tuyên bố những thay đổi trong chính sách của Meta kích động thù hận và không phù hợp với luật pháp nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Joe Biden: Nước Mỹ đã mạnh mẽ hơn so với 4 năm trước
12:58' - 14/01/2025
Ngày 13/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh di sản chính sách đối ngoại của ông là củng cố mối quan hệ với các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc khẳng định không theo đuổi thặng dư thương mại
21:26' - 13/01/2025
Tuyên bố này được đưa ra sau khi thống kê cho thấy thặng dư thương mại Trung Quốc trong năm 2024 đạt mức cao kỷ lục là 992 tỷ USD nhờ xuất khẩu mạnh.