Những kỳ vọng về “chương mới” của kinh tế Italy
Khi nữ Thủ tướng đầu tiên của Italy tiếp tục năm cầm quyền thứ ba với tỷ lệ ủng hộ còn cao hơn cả khi bà lên nắm quyền, kỷ nguyên ổn định chính trị của Italy đang được các thị trường tài chính hoan nghênh. Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy và Đức ngày càng thu hẹp.
Chênh lệch về lợi suất trái phiếu, thước đo rủi ro khu vực bao gồm mức độ nghi ngờ của nhà đầu tư đối với tình hình tài chính công, từ lâu đã là thách thức đối với giới lãnh đạo chính trị Italy. Bản thân Thủ tướng Meloni đã cảm nhận được ảnh hưởng của điều này khi bà giữ chức Bộ trưởng Thanh niên trong chính phủ do cố Thủ tướng Silvio Berlusconi lãnh đạo cho đến năm 2011.Do đang lãnh đạo một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt xa Đức, với một liên minh cầm quyền ổn định và một bộ máy ngân hàng đủ mạnh để có thể mua lại các đối thủ ở nước ngoài, Thủ tướng Meloni nổi bật như một “ngọn hải đăng” về quyền lực ở châu Âu.Ông Ella Hoxha, một cán bộ quản lý tại Newton Investment Management, người sở hữu trái phiếu Italy, chia sẻ: "Tôi có thể thấy Italy sẽ thắt chặt tài chính hơn. Đây chắc chắn là một việc tốt”.
Theo dữ liệu mới nhất, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ của Italy và trái phiếu Chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm đạt khoảng 117 điểm cơ bản vào ngày 19/12/2024. Trước đó, chỉ số này đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm, ở mức 106 điểm cơ bản hồi đầu tháng 12/2024. Con số này giảm đáng kể so với mức 258 điểm cơ bản vào thời điểm ngay sau khi Thủ tướng Meloni nhậm chức vào tháng 9/2022.Sự cải thiện này càng đáng chú ý khi Italy trong năm qua phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn, do lịch sử dài hạn về những thách thức trong quản lý tài chính công.Việc nới lỏng tài khóa được đưa vào ngân sách năm 2024 đã khiến chênh lệch lợi suất trái phiếu tăng lên vào tháng 10/2024. Trước đó, vào tháng 4/2024, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng xu hướng giảm nợ kéo dài nhiều năm đang có nguy cơ đảo chiều. Đồng thời, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan phụ trách giám sát kỷ luật tài khóa trong khu vực, cũng bày tỏ lo ngại tương tự.
Tuy nhiên, Thủ tướng Giorgia Meloni đã khéo léo xoa dịu những yêu cầu từ các đối tác trong liên minh về việc thực hiện các cam kết tốn kém với cử tri, đồng thời đạt được sự đồng thuận trong chính phủ về lộ trình thâm hụt ngân sách. Lộ trình này đặt mục tiêu đưa Italy tiến gần hơn tới yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) là giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới mức 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025.Nền tảng cho sự ổn định này được đặt ra từ thời cựu Thủ tướng Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu. Dưới sự lãnh đạo của ông, Italy đã xây dựng một chiến lược tài chính vững chắc để phục hồi sau đại dịch COVID-19.Bên cạnh đó, Thủ tướng Meloni còn được hưởng lợi từ những thay đổi tích cực trong hồ sơ nợ quốc gia — hiện vẫn ở mức trên 130% GDP — cùng với dòng tiền hàng chục tỷ euro từ quỹ phục hồi của EU, vốn được khởi động dưới thời ông Draghi. Nhờ vậy, Italy gần đây đạt mức tăng trưởng kỷ lục và trở nên nổi bật với việc vượt qua các kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế.Các chuyên gia đánh giá tín dụng đã ghi nhận những tiến bộ của Italy. Sau khi Thủ tướng Giorgia Meloni thành công trong việc thuyết phục cơ quan xếp hạng Moody's Ratings từ bỏ việc đe dọa hạ bậc tín nhiệm của Italy xuống mức thấp đầy rủi ro vào tháng 11/2023, Fitch Ratings cũng đã đưa ra triển vọng tích cực cho nước này trong những tháng gần đây.Chuỗi tin tốt lành này, cùng với chính sách chủ nghĩa dân tộc kinh tế mang dấu ấn của Thủ tướng Meloni — nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nội địa trước sự can thiệp từ nước ngoài — đang khuyến khích nhiều công ty Italy vươn ra thị trường quốc tế. Điển hình là UniCredit, ngân hàng lớn thứ hai của Italy, đã đấu thầu mua lại Commerzbank AG, động thái gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Chính phủ Đức.Tuy nhiên, Thủ tướng Meloni hiểu rằng chặng đường phía trước còn nhiều thách thức. Italy sẽ phải thực hiện các cam kết tài chính một cách nghiêm túc, nếu không sẽ đối mặt với những hậu quả tương tự như Pháp hiện nay, nơi đang mất dần lòng tin của các nhà đầu tư. Các quyết định khó khăn về tài chính công sẽ xuất hiện vào năm 2025, khi chính phủ phải đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% GDP vào năm 2026.- Từ khóa :
- italy
- kinh tế italy
- thủ tướng Giorgia Meloni
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Cách Italy đối phó với vấn nạn đánh giá giả mạo trực tuyến
05:30' - 29/12/2024
Dự luật về doanh nghiệp vừa và nhỏ của Italy là bước tiến quan trọng hướng tới việc tăng cường tính minh bạch, độ tin cậy của các đánh giá trên mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
-
Kinh tế và pháp luật
OpenAI lĩnh án phạt 15 triệu euro tại Italy
09:31' - 21/12/2024
Garante - Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy tuyên bố phạt OpenAI 15 triệu euro (15,58 triệu USD) sau khi kết thúc cuộc điều tra về việc sử dụng dữ liệu cá nhân của ChatGPT.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ mất cân bằng kinh tế vĩ mô của Italy
09:10' - 19/12/2024
Theo báo cáo về việc làm tại các quốc gia thành viên do Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 18/12, tình hình tại Italy giống như một tình huống bi quan kinh điển.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy kêu gọi EU tránh cuộc chiến thương mại với Mỹ
15:12' - 18/12/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần có cách tiếp cận thực tế với chính quyền sắp tới của ông Donald Trump để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại giữa châu Âu và Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng kinh tế mong manh của Italy
11:03' - 18/12/2024
Sự phục hồi tăng trưởng kinh tế của Italy sau đại dịch COVID-19 đang chậm lại nhanh hơn nhiều so với dự kiến.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Sức mạnh công nghệ của Nhật Bản – Bài cuối: Các thị trường tiềm năng
06:30'
Hiện vẫn chưa chắc liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có thúc đẩy đường sắt cao tốc ở Mỹ hay không. Trước đó, ông Trump đã than thở rằng nước Mỹ không có dịch vụ vận tải loại này.
-
Phân tích - Dự báo
Sức mạnh công nghệ của Nhật Bản – Bài 1: Thiếu cạnh tranh về chi phí
05:30'
Tàu cao tốc Shinkansen là kỳ quan kỹ thuật, là sức mạnh công nghệ và biểu tượng trường tồn của phép màu kinh tế Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh. Tuy nhiên, công nghệ này chưa thể vươn ra toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường trí tuệ nhân tạo của Nga sẽ tăng trưởng mạnh
16:28' - 03/01/2025
Thị trường trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tăng trưởng gấp bội vào năm 2025 - theo nhiều ước tính khác nhau, nó có thể đạt khối lượng lên tới 800 tỷ ruble (7,2 tỷ USD).
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường nhà đất Mỹ chưa có nhiều dấu hiệu "tan băng"
16:16' - 03/01/2025
Thị trường bất động sản Mỹ vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn quen thuộc: lãi suất vay mua nhà cao, nguồn cung khan hiếm và khả năng chi trả ngày càng xa vời.
-
Phân tích - Dự báo
Sự thật về “bẫy thu nhập trung bình”
06:30' - 03/01/2025
Nhiều quốc gia có thu nhập trung bình đang phải vật lộn để gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế phát triển.
-
Phân tích - Dự báo
Mục tiêu đầu tư khởi nghiệp của Nhật Bản gặp nhiều thách thức
05:30' - 03/01/2025
Báo Japan Times mới đây đăng bài viết cho rằng mục tiêu đầu tư khởi nghiệp trị giá 10.000 tỷ yen (63 tỷ USD) của Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc công bố lộ trình phát triển kinh tế trong Năm mới
18:33' - 02/01/2025
Chính phủ Trung Quốc sẽ có hành động thúc đẩy mạnh mẽ việc tích hợp đổi mới công nghệ và công nghiệp, tập trung vào việc xây dựng nền công nghiệp hiện đại.
-
Phân tích - Dự báo
Trật tự kinh tế toàn cầu mới - Bài cuối: Chìa khóa phục hồi
06:30' - 01/01/2025
Các yếu tố cơ bản đã được thiết lập của Malaysia - như danh mục đầu tư thương mại đa dạng và vị thế là một trung tâm thương mại khu vực - tạo ra một vùng đệm mạnh mẽ chống lại các cú sốc bên ngoài.
-
Phân tích - Dự báo
Trật tự kinh tế toàn cầu mới - Bài 1: Những tín hiệu từ Tổng thống đắc cử Mỹ
05:30' - 01/01/2025
Thông qua cách tiếp cận đa dạng và linh hoạt, Malaysia có thể giảm sự phụ thuộc quá mức vào bất kỳ loại tiền tệ hoặc đối tác thương mại nào, bảo vệ sự ổn định kinh tế của mình.