Hàn Quốc mong muốn sớm nối lại đối thoại với Triều Tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young ngày 31/8 cho rằng cần sớm nối lại các cuộc đàm phán với Triều Tiên, nhấn mạnh đối thoại là cách duy nhất để đạt được các mục tiêu mà các bên liên quan mong muốn.
Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Toàn cầu Hàn Quốc, một diễn đàn thường niên do Bộ Thống nhất Hàn Quốc tổ chức, Bộ trưởng Lee In-young cũng kêu gọi Triều Tiên tiến hành đàm phán về hợp tác liên Triều trong các lĩnh vực nhân đạo.
Ông nói "Ngay cả khi không có điều kiện hoàn hảo cho đối thoại, trước tiên Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ nên mở các kênh (liên lạc) của mình, ngồi lại với nhau và tiếp tục các cuộc đàm phán vì đối thoại là cách duy nhất để đạt được các mục tiêu mà mỗi bên mong muốn".
Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn tiếp tục bế tắc kể từ khi Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội giữa Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc không đạt được thỏa thuận.
Với sự bế tắc của các cuộc đàm phán hạt nhân, quan hệ liên Triều cũng trở nên lạnh nhạt hơn khi Bình Nhưỡng không đáp lại đề nghị đối thoại mà phía Hàn Quốc nhiều lần đưa ra.
Bộ trưởng Lee In-young bày tỏ hy vọng Triều Tiên sẽ đối thoại về hợp tác trong các lĩnh vực nhân đạo bởi quốc gia này đang phải đối mặt với những thách thức do đại dịch COVID-19, cũng như các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Ông nhấn mạnh "Thế giới đang phải đối mặt với những mối đe dọa kéo dài do dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và những mối đe dọa khác mà không một quốc gia nào có thể giải quyết được. Tôi nghĩ rằng Triều Tiên cũng có nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực lương thực, y tế, các vấn đề liên quan đến COVID-19, các lệnh trừng phạt và thiên tai".
Ông In-young kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra các biện pháp trừng phạt "linh hoạt và có trọng tâm" đối với Triều Tiên theo cách thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nhân đạo, đồng thời cho biết Hàn Quốc sẽ dành sự hỗ trợ nhiều hơn cho các dự án nhân đạo đối với Triều Tiên.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cùng ngày cho biết tại cuộc hội đàm với Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Noh Kyu-duk, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Sung Kim ngày 30/8 đã bày tỏ hy vọng Bình Nhưỡng sẽ tham gia trở lại tiến trình đối thoại, khẳng định Washington tiếp tục nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên thông qua biện pháp đối thoại và ngoại giao.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp Noh Kyu-duk, ông Sung Kim cho biết hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình trên thực địa cũng như một số ý tưởng và sáng kiến về chính sách can dự, trong đó có thể bao gồm cả hỗ trợ nhân đạo.
Ông Sung Kim cũng tái khẳng định cam kết chung về theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên thông qua biện pháp ngoại giao và kỳ vọng sớm nhận được phản hồi từ chính quyền Triều Tiên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tuyên bố tăng cường khả năng răn đe hạt nhân
11:51' - 30/08/2021
Ngày 29/8, Bộ Ngoại giao Triều Tiên ra thông cáo tuyên bố tăng cường khả năng "răn đe hạt nhân" đủ mạnh để đối phó và loại bỏ bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Lò phản ứng ở Yongbyon (Triều Tiên) dường như đang hoạt động
09:31' - 30/08/2021
Trong báo cáo công bố ngày 30/8, IAEA cho biết từ đầu tháng 7 đã xuất hiện một vài dấu hiệu cho thấy "lò phản ứng hoạt động, trong đó có việc xả nước làm mát".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
WB và Moody's dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico năm 2025
08:43'
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 16/1 duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico năm 2025 và 2026 lần lượt là 1,5% và 1,6% so với các con số tổ chức toàn cầu này đưa ra hồi tháng 10/2024.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Kremlin: Tổng thống Nga và Mỹ có thể điện đàm vào bất cứ lúc nào
08:41'
Ngày 16/1, Trợ lý Điện Kremlin Yury Ushakov ngày 16/1 cho biết Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể tiến hành điện đàm vào bất cứ lúc nào.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc điều tra các khoản trợ cấp của Chính phủ Mỹ đối với ngành công nghiệp bán dẫn
21:57' - 16/01/2025
Ngày 16/1, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ điều tra về các khoản trợ cấp của Chính phủ Mỹ cho ngành công nghiệp bán dẫn theo yêu cầu từ các nhà sản xuất chip công nghệ thấp tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng: Việt Nam luôn coi trọng Ba Lan đối tác hàng đầu tại Trung Đông Âu
21:35' - 16/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống với Ba Lan, đối tác hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Canada có thể áp thuế nhập khẩu với 105 tỷ USD hàng hóa Mỹ
14:33' - 16/01/2025
Canada có thể áp dụng các biện pháp đáp tra đối với 150 tỷ CAD (105 tỷ USD) hàng nhập khẩu từ Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp thuế đối với hàng hóa và dịch vụ của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ
11:36' - 16/01/2025
Tối 15/1, theo giờ Mỹ (tức sáng 16/1 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu chia tay từ Phòng Bầu dục, khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ trong vài ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát ở Argentina xuống mức thấp nhất trong 6 năm
10:35' - 16/01/2025
Ngày 15/1, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết lạm phát của nước này năm 2024 đạt 117,8%, giảm đáng kể so với mức 211,4% trong năm 2023 và là mức thấp nhất kể từ năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt các biện pháp mới nhằm vào ngành công nghệ Trung Quốc
10:17' - 16/01/2025
Ngày 15/1 Mỹ đã công bố thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với chất bán dẫn điện toán tiên tiến, qua đó ngăn chặn việc chuyển hướng công nghệ sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Panama xây cầu tàu đa năng lớn ở Thái Bình Dương
09:43' - 16/01/2025
Panama bắt đầu xây dựng cầu tàu đa năng lớn với mức đầu tư dự kiến 250 triệu USD tại cảng Puerto Barú trên Thái Bình Dương, nằm ở tỉnh Chiriquí, gần biên giới với Costa Rica.