Hàn Quốc: Nhu cầu ngày càng tăng với sản phẩm cà phê giá phải chăng
Trong vài năm qua, các thương hiệu cà phê phát triển theo chuỗi nhượng quyền tập trung vào giá trị như Mega MGC Coffee và Compose Coffee, đã phát triển nhanh chóng ở Hàn Quốc nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm cà phê giá cả phải chăng.
Tuy nhiên, căn cứ vào Báo cáo thu nhập năm 2023, giới phân tích chỉ ra rằng đang có nghịch lý giữa nhà phát triển thương hiệu và bên nhận nhượng quyền.
Trong khi số lượng các cửa hàng nhượng quyền ngày càng tăng trên khắp Hàn Quốc, chủ sở hữu các cửa hàng được cấp phép phải chịu thiệt hại vì tỷ suất lợi nhuận thấp do bán đồ uống giá rẻ, trong khi các nhà điều hành chuỗi thì được hưởng tỷ suất lợi nhuận hoạt động ngày càng cao hơn.
Báo cáo thu nhập năm 2023 cho thấy tỷ suất lợi nhuận hoạt động của Mega MGC Coffee đứng ở mức 18%, trong khi chỉ số này của Compose Coffee là 41%. Tỷ suất lợi nhuận của các hãng này cao hơn đáng kể so với Starbucks, công ty đạt tỷ suất lợi nhuận hoạt động 6,5% trong cùng kỳ.
Theo dữ liệu của Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc, có 1.184 địa điểm Mega MGC Coffee trên toàn quốc vào năm 2020. Con số đó tăng lên 2.156 vào năm 2022, trước khi vượt qua mốc 3.000 cửa hàng vào tháng 5/2024. Compose Coffee có 725 cửa hàng được cấp phép vào năm 2020, nhưng con số đó hiện ở mức 2.571 chi nhánh.Mega MGC Coffee chỉ trực tiếp vận hành 17 cửa hàng và Compose Coffee không có cửa hàng nào trực tiếp vận hành. Điều này khác với các thương hiệu nhượng quyền cà phê lớn khác là Starbucks và Ediya Coffee.
Theo báo cáo của ngành cà phê, mặc dù các công ty điều hành chuỗi cà phê tập trung vào giá trị đã đạt được tỷ suất lợi nhuận hoạt động cao, trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm cà phê giá cả phải chăng, nhưng chủ sở hữu các cửa hàng được cấp phép đang gặp khó khăn.Ví dụ: Mega Coffee và Compose Coffee bán Americano nóng của họ với giá 1.500 won (1,10 USD).
Tuy nhiên, một báo cáo địa phương chỉ ra rằng chi phí sản xuất các sản phẩm cà phê của họ là khoảng 38%. Các chủ cửa hàng được cấp phép cho biết họ chỉ kiếm được 2-3 triệu won mỗi tháng ngay cả khi số lượng bán lớn trong ngày.
Trái ngược với những khó khăn mà chủ sở hữu các cửa hàng được cấp phép gặp phải, các bên liên quan trong chuỗi doanh nghiệp tập trung vào giá trị cà phê lại được hưởng cổ tức cao trong những năm gần đây. Mega MGC Coffee đã trả 40,2 tỷ won cổ tức cho các bên liên quan vào năm 2022, khi công ty này ghi nhận tổng lợi nhuận ròng hàng năm là 41 tỷ won.
Năm 2023, công ty cũng chia cổ tức 50,2 tỷ won, trong số 56,4 tỷ won lợi nhuận ròng hàng năm.
- Từ khóa :
- Cà phê
- cà phê hàn quốc
- hàn quốc
Tin liên quan
-
DN cần biết
Hàn Quốc: 70% sàn giao dịch tiền điện tử không trả lại tiền cho khách hàng
09:54' - 09/06/2024
Bảy trong số 10 sàn giao dịch tiền điện tử ở nước này đã đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động nhưng không có bất kỳ động thái nào trả lại tiền, thậm chí không thông báo cho nhà đầu tư.
-
Kinh tế và pháp luật
Công nhân hãng Samsung Electronics tại Hàn Quốc lần đầu tiên đình công
10:57' - 07/06/2024
Trong ngày 7/6, công nhân của hãng điện tử Samsung Electronics ở Hàn Quốc tiến hành cuộc đình công lần đầu tiên tại công ty do những bất đồng về chính sách tiền lương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Vĩnh Long
16:18' - 06/06/2024
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam Hong Sun cho biết, đoàn công tác đánh giá cao môi trường đầu tư ở tỉnh Vĩnh Long và mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh này.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi thị trường ngóng tin từ Fed
14:41'
Giá dầu đã giảm nhẹ tại châu Á chiều 18/6, trong bối cảnh thị trường đang xem xét khả năng gián đoạn nguồn cung do cuộc xung đột Iran-Israel và chờ đợi quyết định về lãi suất của (Fed).
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng hơn 4%
11:56'
Lực mua áp đảo trên toàn bộ 5 mặt hàng trong nhóm, góp phần quan trọng tạo lực kéo cho toàn bộ thị trường khởi sắc. Nổi bật trong đó là hai mặt hàng dầu thô khi ghi nhận mức tăng hơn 4%.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh vào ngày mai 19/6
09:21'
Tại kỳ điều hành ngày mai 19/6, giá xăng dầu bán lẻ có thể đồng loạt tăng mạnh 6,5-7,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng hơn 4% khi căng thẳng Israel-Iran leo thang
07:52'
Mặc dù dòng chảy của dầu chưa có gián đoạn nào, song Iran đã phải tạm ngừng một phần hoạt động sản xuất khí đốt tại mỏ South Pars, mỏ chung với Qatar, sau khi một cuộc không kích của Israel...
-
Hàng hoá
Bất ổn Trung Đông đẩy giá dầu châu Á đi lên
16:38' - 17/06/2025
Giá dầu châu Á chiều 17/6 tăng do bất ổn Trung Đông cho dù xung đột Israel-Iran hiện chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng "vàng đen".
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động
11:14' - 17/06/2025
Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá dầu cọ tăng hơn 4,5% do nhu cầu nhiên liệu sinh học gia tăng. Giá dầu quay đầu suy yếu sau những tín hiệu cho thấy căng thẳng giữa Israel và Iran hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm trong Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường
09:19' - 17/06/2025
Sau 1 tháng kiểm tra cao điểm phòng chống buôn lậu, hàng giả lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.891 vụ việc, phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng
-
Hàng hoá
Thị trường dầu hạ nhiệt sau thông tin mới về Iran
07:46' - 17/06/2025
Giá dầu thế giới đã giảm 1 USD/thùng trong phiên 16/6 đầy biến động, sau khi xuất hiện các báo cáo cho rằng Iran đang tìm cách chấm dứt tình trạng thù địch với Israel.
-
Hàng hoá
Lo ngại phong tỏa Eo biển Hormuz đẩy giá dầu tăng
15:35' - 16/06/2025
Thị trường dầu thô toàn cầu có nhiều biến động trong phiên giao dịch ngày 16/6, sau khi giá dầu bất ngờ tăng vọt 7% vào cuối tuần trước.