Hàn Quốc sẽ loại Nhật Bản khỏi danh sách các nước hưởng ưu đãi xuất khẩu
Chiều 12/8, Bộ trưởng Công nghiệp, thương mại và năng lượng Hàn Quốc Sung Yun-mo đã công bố "Dự thảo sửa đổi Hướng dẫn xuất nhập khẩu vật tư chiến lược" với nội dung xóa tên Nhật Bản trong "Danh sách Trắng" các nước được hưởng ưu đãi xuất khẩu.
Phóng viên TTXVN tại Seoul cho biết theo dự thảo này, Chính phủ Hàn Quốc sẽ thay đổi phân loại về khu vực xuất khẩu vật tư chiến lược. Theo hướng dẫn hiện hành, Hàn Quốc phân loại các quốc gia được hưởng ưu đãi về xuất khẩu là "Khu vực A", tương đương với khái niệm "Danh sách Trắng", gồm các quốc gia tham gia đủ 4 hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế. Các nước còn lại được xếp vào "Khu vực B". Tuy nhiên, với nội dung thay đổi lần này, chính phủ phân nhỏ thành "Khu vực A-1", "Khu vực A-2" và "Khu vực B", tức chia thành ba khu vực.
"Khu vực A-2" sẽ bao gồm các nước mặc dù tham gia đủ 4 hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế, nhưng lại thực hiện không đúng chế độ kiểm soát xuất khẩu theo nguyên tắc quốc tế. Theo dự thảo trên, Nhật Bản bị xếp vào "Khu vực A-2".
Về nguyên tắc, Chính phủ Hàn Quốc sẽ áp dụng mức độ kiểm soát xuất khẩu với "Khu vực A-2" tương đương "Khu vực B", song có thể miễn một số hồ sơ đệ trình với các đơn hàng xuất khẩu riêng biệt. Nếu như "Khu vực A-1" được "cấp phép toàn diện" với các doanh nghiệp tham gia chương trình tuân thủ tự nguyện (CP), thì "Khu vực A-2" chỉ được cấp phép với một số trường hợp ngoại lệ.
Khi bị xếp vào "Khu vực A-2", hồ sơ đệ trình với mỗi đơn hàng cấp phép xuất khẩu sẽ phức tạp hơn, gồm 5 hồ sơ, thay vì chỉ 3 hồ sơ như "Khu vực A-1". Thời hạn thẩm định cũng dài hơn, trong khoảng 15 ngày, thay vì chỉ 5 ngày như "Khu vực A-1".
Bộ trưởng Sung Yun-mo nhấn mạnh chế độ kiểm soát xuất khẩu vật tư chiến lược cần phải được đảm bảo thực hiện phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế. Ông nêu rõ Hàn Quốc sẽ khó phối hợp chặt chẽ với những quốc gia liên tục đi ngược nguyên tắc quốc tế hoặc thực hiện một cách không phù hợp.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ thực thi nội dung sửa đổi trên trong tháng 9 tới, sau khi hoàn tất quy trình đăng công báo, thu thập ý kiến trong vòng 20 ngày, và các khâu thẩm định liên quan. Bộ trưởng Sung Yun-mo cho biết trong quá trình thu thập ý kiến, Seoul sẵn sàng thảo luận nếu có đề nghị từ Tokyo.
Trước đó, ngày 2/8 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa Hàn Quốc ra khỏi "Danh sách Trắng" các nước được hưởng quy chế ưu đãi thương mại. Quyết định có hiệu lực từ ngày 28/8 tới. Với quy định mới này, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) sẽ được phép ra lệnh kiểm tra gần như tất cả các lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Từ đầu tháng 7 vừa qua, Nhật Bản bắt đầu siết chặt quản lý hoạt động xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại nguyên liệu, gồm photoresist, fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo) và hydrogen fluoride là những nguyên liệu cốt yếu trong sản xuất chip điện tử và màn hình thiết bị số.
Theo quy định này, kể từ ngày 4/7, các công ty Nhật Bản phải xin cấp phép từng hợp đồng xuất khẩu các nguyên liệu này cho khách hàng Hàn Quốc. Các biện pháp này ảnh hưởng đến các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix và LG Electronics./.
- Từ khóa :
- hàn quốc
- nhật bản
- ưu đãi xuất khẩu
- sách trắng
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu Hàn Quốc
10:17' - 12/08/2019
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng các cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc trong tháng 7/2019 trong khi bán ròng các trái phiếu Hàn Quốc lần đầu tiên trong 5 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng won Hàn Quốc mất giá nhanh so với đồng USD
13:52' - 11/08/2019
Đồng nội tệ của Hàn Quốc (won) đã trở thành một trong những đồng tiền mất giá nhanh nhất thế giới so với đồng USD và có thể còn mất giá thêm.
-
Kinh tế Thế giới
Ngân sách năm 2020 của Hàn Quốc sẽ tăng khoảng 9%
11:30' - 11/08/2019
Ngân sách của Hàn Quốc năm 2020 có thể lên 510.000 tỷ won (421 tỷ USD), tăng khoảng 9% so với ngân sách của năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.