Hàn Quốc sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong ngày 11/11 nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu vẫn là đảm bảo ổn định giá cả và giảm áp lực lạm phát thông qua biện pháp thắt chặt tiền tệ song cũng bày tỏ lo ngại rằng có “dấu hiệu căng thẳng ngày càng tăng” ở một số lĩnh vực trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh gần đây.
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế về chủ đề “Những thách thức đối với nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn hậu COVID-19” diễn ra tại Seoul cùng ngày, Thống đốc BoK Rhee Chang-yong cũng bày tỏ lo lắng về việc tiền chuyển từ các lĩnh vực phi ngân hàng sang lĩnh vực ngân hàng do lãi suất huy động tăng nhanh đồng thời nhấn mạnh rằng: “Gần đây, giá cả và tỷ giá hối đoái của chúng tôi đã phần nào ổn định và tốc độ tăng lãi suất của Mỹ dự kiến cũng sẽ chậm lại. Do đó, việc đảm bảo ổn định giá cả và giảm lạm phát thông qua chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn là ưu tiên của chúng tôi”.
Kể từ tháng 8/2021 đến nay, BoK đã tăng lãi suất chính sách tổng cộng 8 lần để ngăn chặn lạm phát gia tăng. Dư luận Hàn Quốc đang có nhiều đồn đoán cho rằng BoK dự kiến sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất nữa trong cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng của năm 2022 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11 này. Mặc dù có rất ít dấu hiệu cho thấy khả năng này xảy ra song việc tăng lãi suất bổ sung của BoK sẽ góp phần làm tăng thêm những lo ngại về tác động bất lợi của nó đối với đầu tư kinh doanh, chi tiêu của người tiêu dùng và cả nền kinh tế Hàn Quốc.Các nhà quan sát sở tại cũng nói rằng BoK đang gặp khó khăn trong việc nghiên cứu một đợt tăng lãi suất mạnh vào thời điểm mà sự biến động của thị trường tài chính gần đây tăng cao kể từ sau vụ “vỡ nợ Legoland” và các diễn biến khác khiến lợi tức trái phiếu doanh nghiệp tăng vọt, gây ra lo lắng về một cuộc khủng hoảng tín dụng.
Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc Rhee Chang-yong cũng lưu ý thêm rằng: “Do mức tăng lãi suất gần đây diễn ra nhanh chóng không theo bất kỳ tiêu chuẩn lịch sử nào nên ngày càng có nhiều dấu hiệu căng thẳng trong các lĩnh vực khác nhau và việc duy trì sự ổn định tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng, đang trở thành một vấn đề quan trọng”.Ông nói thêm: “Trên thực tế, chúng tôi đang thấy dấu hiệu của việc tiền chuyển từ khu vực phi ngân hàng sang khu vực ngân hàng sau khi lãi suất huy động tại các ngân hàng tăng đáng kể. Việc làm thế nào để khiến các dòng chảy đó trở lại các lĩnh vực phi ngân hàng là một vấn đề chính sách quan trọng đối với BoK nhằm quản lý sự ổn định thị trường tài chính trong giai đoạn lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt”.
Phát biểu với báo giới bên lề hội thảo trên, Thống đốc Rhee Chang-yong nhấn mạnh rằng dữ liệu lạm phát thấp hơn dự kiến mà Mỹ mới công bố chắc chắn là “tin tốt” song BoK sẽ phân tích xem liệu nó có kéo dài hay không và ảnh hưởng như thế nào đến thị trường trong và ngoài nước trước khi đưa ra quyết định tỷ giá vào ngày 24/11 tới./.>>>Hàn Quốc đạt thặng dư tài khoản vãng lai trở lại
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Thống đốc BoK tin tưởng vào khả năng phục hồi của thị trường tài chính
14:22' - 16/10/2022
Hàn Quốc hiện không phải đối mặt với thách thức đảm bảo lượng ngoại hối như các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây và hiện đang duy trì vị thế thanh khoản ngoại hối "ổn định".
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK: Lãi suất tăng nhanh, dư nợ cho vay hộ gia đình sụt giảm
08:46' - 14/10/2022
Theo BoK, dư nợ cho vay hộ gia đình của các ngân hàng đạt 1.059,5 nghìn tỷ won (tương đương 743,7 tỷ USD) vào cuối tháng 9, giảm 1,2 nghìn tỷ won so với một tháng trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc đa dạng hóa dịch vụ mua sắm và tài chính cho người nước ngoài
17:54'
Trước sự gia tăng nhanh chóng của cộng đồng người nước ngoài tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp nước này đang đẩy mạnh mở rộng các dịch vụ mua sắm và tài chính dành riêng cho nhóm cư dân này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Loạt ngân hàng mở hầu bao “thưởng lớn” cho cổ đông
10:07'
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng năm 2025 đã chứng kiến một làn sóng ngân hàng thương mại quyết định "mở hầu bao", chi hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt cho cổ đông.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cuộc đua lợi nhuận ngân hàng quý I/2025: Những cái tên mới vươn lên top đầu
14:18' - 01/05/2025
Tính chung toàn ngành ngân hàng, lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt trên 82.000 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ – một con số tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu
08:15' - 01/05/2025
Căng thẳng thuế quan toàn cầu leo thang và bối cảnh chính trị thay đổi ở Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã khiến nhiều người Mỹ cân nhắc các lựa chọn đầu tư thay thế.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB lo ngại tác động suy thoái từ chiến tranh thương mại toàn cầu
09:30' - 30/04/2025
Các ngân hàng trung ương cần chuẩn bị cho kịch bản dòng vốn bị dừng đột ngột, gián đoạn thanh toán và biến động trên thị trường tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất
15:07' - 29/04/2025
Sau ba lần nâng lãi suất kể từ tháng 3/2024, BoJ hiện đối mặt với các biện pháp thuế quan quy mô lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người
10:47' - 29/04/2025
IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025