Hàn Quốc thu hút lượng FDI kỷ lục trong năm 2016
Đây là năm thứ 2 liên tiếp FDI Hàn Quốc vượt 20 tỷ USD. FDI trong năm 2016 tăng 1,9% so với năm 2015. Mức FDI kỷ lục trước đó được ghi nhận là 20,91 tỷ USD vào năm 2015.
Việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hơn 20 tỷ USD vào Hàn Quốc trong 2 năm liên tiếp là do nhu cầu đối với lĩnh vực đầu tư mới, trong đó các nhà đầu tư sẽ xây nhà máy và thuê nhân công địa phương.
Cụ thể, lĩnh vực đầu tư mới tăng 6,5% so với năm trước đó lên 15,03 tỷ USD trong năm 2016, song đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) giảm 7,8% xuống 6,27 tỷ USD.
Đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ đã đóng góp đáng kể vào mức FDI kỷ lục khi tăng 5,3% lên 15,51 tỷ USD trong năm 2016. Đây là năm thứ 6 liên tiếp lĩnh vực này ghi nhận tăng trưởng.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất ghi nhận mức đầu tư 5,13 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm trước.
Xét theo thị trường, đầu tư của Liên minh châu Âu (EU) vào Hàn Quốc đã ghi nhận mức kỷ lục là 7,4 tỷ USD, tăng gấp 3 so với năm 2015.
Đầu tư từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, tăng 3,6% lên 2,05 tỷ USD, lần đầu tiên vượt ngưỡng 2 tỷ USD.
Trong khi đó, đầu tư từ Mỹ lại giảm từ 5,48 tỷ USD xuống còn 3,88 tỷ USD. Đầu tư từ Nhật Bản giảm năm thứ 4 liên tiếp xuống mức 1,25 tỷ USD./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
FDI vào Trung Quốc tiếp tục ổn định
13:20' - 27/12/2016
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong năm 2016 vẫn ổn định so với năm 2015, trong khi vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước này dự kiến tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu thu hút FDI
14:14' - 16/10/2016
Ai Cập đã leo lên vị trí thứ 5 toàn cầu trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43'
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51'
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21'
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35'
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16'
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.