Hàn Quốc triển khai gói cứu trợ khẩn cấp lần thứ 4 hơn 17 tỷ USD
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 25/3 đã thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 15.000 tỷ won (13,2 tỷ USD) để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ, người thất nghiệp và các đối tượng dễ bị tổn thương khác do tác động của đại dịch COVID-19.
Ngân sách bổ sung này để thực hiện đợt cứu trợ khẩn cấp thứ 4 kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Hàn Quốc cuối tháng 1/2020.
Cùng với khoản ngân sách bổ sung 4.500 tỷ won (4 tỷ USD) đã được phê duyệt trước đó, gói hỗ trợ khẩn cấp lần thứ 4 này có quy mô lên tới 19.500 tỷ won (17,3 tỷ USD).
Dự kiến khoảng 10.000 tỷ won trong ngân sách bổ sung đã được phê duyệt này sẽ được tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ, phần còn lại sẽ được phân bổ từ ngân sách quốc gia.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết đang nỗ lực triển khai gói hỗ trợ khẩn cấp thứ 4 theo hình thức "sâu và rộng", hướng đến các hộ gia đình thu nhập thấp (vốn chiếm đa số trong xã hội), nhằm mang lại hiệu quả lớn.
Theo kế hoạch, phạm vi đối tượng nhận hỗ trợ sẽ được mở rộng, gồm các nhóm đối tượng không được nhận hỗ trợ trước đó, chẳng hạn người bán hàng rong, đối tượng lao động tự do dễ bị mất việc làm, sinh viên đại học có cha mẹ bị mất việc làm.
Số lượng người dự kiến được nhận hỗ trợ sẽ lên tới 6,9 triệu người, cao hơn 2 triệu người so với đợt hỗ trợ thứ 3.
Trong đợt này, mỗi người dân Hàn Quốc có thể được nhận khoản tiền hỗ trợ tối đa 5 triệu won (4.430 USD), cao hơn 3 triệu won (2.660 USD) so với lần trước. Ngoài ra, nhiều chủ cửa hàng cũng sẽ được nhận tiền hỗ trợ.
Khoản ngân sách bổ sung lần này còn dành 2.800 tỷ won (2,5 tỷ USD) để ổn định việc làm, trong đó 2.100 tỷ won (1,9 tỷ USD) sẽ được sử dụng để tạo thêm 275.000 việc làm cho thanh niên, phụ nữ và tầng lớp trung niên.
Cùng với đó, khoản tiền 4.100 tỷ won (3,6 tỷ USD) sẽ được chi cho các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó 2.700 tỷ won (2,4 tỷ USD) được sử dụng để mua vaccine.
Bên cạnh đó, 10 ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 như du lịch, biểu diễn nghệ thuật cũng được nhận tiền hỗ trợ.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến bắt đầu thực hiện giải ngân gói hỗ trợ khẩn cấp này từ cuối tháng 3 cho các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh, những người lao động tự do đang gặp khó khăn do dịch bệnh./.
- Từ khóa :
- covid 19
- gói cứu trợ khẩn cấp
- kinh tế hàn quốc
- hàn quốc
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không giá rẻ Hàn Quốc nợ lớn do dịch COVID-19
13:14' - 24/03/2021
Các hãng hàng không giá rẻ (LLC) của Hàn Quốc hiện đang gặp khó khăn với nợ nần do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra tình trạng thâm hụt lớn.
-
Công nghệ
Hàn Quốc huy động hơn 350 triệu USD đổi mới công nghệ kỹ thuật số
07:03' - 23/03/2021
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch huy động 400 tỷ won (354 triệu USD) đến năm 2024 để hỗ trợ các doanh nghiệp đang tìm cách đổi mới sản phẩm và dịch vụ của họ bằng cách sử dụng các công nghệ cao cấp.
-
Ngân hàng
Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng Hàn Quốc được cải thiện
08:19' - 20/03/2021
Theo Cơ quan Dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), "sức khỏe" của các ngân hàng nước này đã cải thiện trong năm 2020 khi các tổ chức này ghi nhận lợi nhuận và nguồn huy động vốn cao hơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc: Seoul Hàn Quốc rút quy định bắt buộc xét nghiệm COVID-19 với người nước ngoài
19:41' - 19/03/2021
Ngày 19/3, chính quyền thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã rút lại quy định buộc tất cả các lao động nước ngoài phải xét nghiệm COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng thảo luận về việc hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine
22:12' - 28/05/2022
Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ: "Nga sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm các phương án để hoạt động xuất khẩu ngũ cốc không bị cản trở, bao gồm cả việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen".
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch AfDB thúc giục sử dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”
21:31' - 28/05/2022
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina kêu gọi cộng đồng toàn cầu sử dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" để giải quyết vấn đề tài chính chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Bước khởi đầu cho khuôn khổ mới giúp kết nối kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
20:00' - 28/05/2022
Các nguyên thủ và lãnh đạo của 13 nền kinh tế đã nhất trí khởi động các cuộc thảo luận để thiết lập Khuôn khổ kết nối Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
S&P tiếp tục hạ xếp hạng nợ công của Ukraine
12:05' - 28/05/2022
Ngày 27/5, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng nợ công của Ukraine dựa trên đánh giá tác động của cuộc xung đột ở nước này và dự báo xung đột sẽ không sớm chấm dứt.
-
Kinh tế Thế giới
Nga dự tính thu thêm hơn 14 tỷ USD từ dầu mỏ và khí đốt
11:22' - 28/05/2022
Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
G7 kêu gọi OPEC hành động có trách nhiệm với thị trường
07:49' - 28/05/2022
Các bộ trưởng Nhóm các nước công nhiệp phát triển (G7) đã kêu gọi Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hành động có trách nhiệm nhằm xoa dịu “cơn khát” năng lượng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thâm hụt kép sau 25 năm
17:18' - 27/05/2022
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu ngày càng rõ nét về thâm hụt thương mại, đã vượt mốc 10 tỷ USD, và dự kiến sẽ nhập siêu 3 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Điều kiện thương mại của Hàn Quốc rơi xuống mức tồi tệ nhất
16:30' - 27/05/2022
Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), các điều kiện thương mại của Hàn Quốc trong tháng 4/2022 ở mức tồi tệ nhất từ trước đến nay do giá nhập khẩu dầu mỏ và nguyên liệu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
G7 đạt thỏa thuận từng bước từ bỏ nhiệt điện than
16:29' - 27/05/2022
Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã đạt các thỏa thuận cụ thể về việc từng bước từ bỏ sử dụng than để sản xuất điện và phát triển sản xuất năng lượng tái tạo.