Hàn Quốc từ bỏ quy chế nước đang phát triển tại WTO
Ngày 25/10, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cho biết nước này đã quyết định từ bỏ quy chế nước đang phát triển tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một động thái được cho là nhượng bộ Mỹ liên quan việc cải cách thể chế thương mại toàn cầu này.
Theo Bộ trưởng Hong Nam-ki, với vị thế kinh tế của Hàn Quốc hiện nay, ít khả năng cộng đồng quốc tế công nhận Hàn Quốc là một nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán tại WTO trong tương lai, vì vậy việc trì hoãn quyết định trên có thể làm tổn hại năng lực đàm phán của Hàn Quốc.
Thông báo về quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump hối thúc cải cách tại WTO để đảm bảo rằng các nước tự nhận là nước đang phát triển không lợi dụng chế độ ưu đãi đặc biệt dành cho nhóm nước này.
Ông Trump cảnh báo rằng nếu không có tiến bộ đáng kể trong việc cải cách các quy định của WTO trong tháng 10 này, Mỹ sẽ không tiếp tục đối xử với bất cứ thành viên nào trong WTO như một nước đang phát triển trong trường hợp Washington xác định đó không phải là nước đang phát triển.
Mỹ đã đề xuất WTO bãi bỏ quy chế nước đang phát triển đối với những nước đạt các tiêu chí như là thành viên nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu, là thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), được Ngân hàng thế giới (WB) xếp hạng nước có thu nhập cao và chiếm ít nhất 0,5% thương mại toàn cầu. Hàn Quốc đã đáp ứng cả 4 tiêu chí trên.
Hàn Quốc đã giữ quy chế nước đang phát triển từ năm 1995 để bảo vệ ngành nông nghiệp nhạy cảm của nước này, đặc biệt là lúa gạo.
Vấn đề các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển sẽ được thảo luận đa phương trong thời gian tới, đồng nghĩa các trợ cấp nông nghiệp của Hàn Quốc và thuế nông nghiệp của nước này sẽ bị ảnh hưởng nếu Seoul vẫn giữ quy chế nước đang phát triển.
Hiện Hàn Quốc đang áp thuế 513% đối với lượng gạo nhập khẩu vượt hạn ngạch 409.000 tấn gạo nhập khẩu hằng năm từ Mỹ và 4 quốc gia khác, theo hệ thống hạn ngạch thuế suất để hạn chế đến mức tối thiểu sự tiếp cận thị trường nước này.
Tổng trợ cấp cho nông nghiệp của Hàn Quốc tùy thuộc giá trị sản lượng nông nghiệp trong một năm, với mức trần khoảng 11.490 tỷ won (9,7 tỷ USD)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc yêu cầu WTO trừng phạt Mỹ 2,4 tỷ USD
19:53' - 21/10/2019
Trung Quốc đang tìm kiếm các lệnh trừng phạt trị giá 2,4 tỷ USD đối với Mỹ vì không tuân thủ một quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thuế từ thời cựu Tổng thống Barack Obama.
-
Kinh tế Thế giới
WTO chính thức cho phép Mỹ áp thuế với hàng hóa của EU
18:23' - 14/10/2019
Ngày 14/10, WTO đã chính thức cho phép Mỹ áp thuế đối với lượng hàng hóa của EU trị giá 7,5 tỷ USD liên quan chính sách trợ cấp mà khối này dành cho hãng chế tạo máy bay Airbus.
-
Kinh tế Thế giới
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2019
05:30' - 02/10/2019
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu của năm nay xuống còn một nửa so với mức đưa ra trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này