Hàng hóa thông quan qua Lào Cai vẫn "gặp khó"
Theo báo cáo của Chi cục Hải quan Bát Xát (Lào Cai), từ đầu tháng 8 đến nay, cửa khẩu này mới xuất trên 16.000 tấn hàng nông sản; trong đó, gần 12.000 tấn đường kính trắng, 2.000 tấn gạo và 2.000 tấn mủ cao su... Trung bình mỗi ngày có hơn 1.000 tấn hàng nông sản xuất khẩu, bằng khoảng 20% so cùng kỳ năm 2014.
Giải thích cho nguyên nhân hàng hóa nông sản chậm được xuất cảnh, Chi cục Hải quan Bát Xát cho biết, theo chỉ đạo của tỉnh Lào Cai về việc quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa trên địa bàn, từ ngày 1/8/2015, hoạt động tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh qua cửa khẩu phụ Bản Vược tạm dừng để sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện thực tế và mục đích ưu tiên nhóm hàng nông sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, chi cục Hải quan Bát Xát và các ngành chức năng khẳng định, mặt hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản qua khu vực Bản Vược bởi thời gian qua, phía bạn cũng không nhập mạnh mặt hàng này như trước kia dù hàng nông sản luôn được ưu tiên xuất, thậm chí giá cước vận tải cũng thấp hơn hàng thông thường.
Ông Hoàng Hà, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Hà cho biết, doanh nghiệp này có gần 100 phương tiện chuyên chở hàng qua sông và hàng trăm thợ bốc vác có thể luân chuyển hàng chục nghìn tấn hàng mỗi ngày. Nhưng từ cuối tháng 7 đến nay, lượng hàng qua sông (kể cả hàng nông sản và đông lạnh) đều giảm, chỉ 20% số phương tiện tàu thuyền của công ty hoạt động. Do vậy, doanh nghiệp đã phải bố trí cho công nhân, thợ bốc vác nghỉ việc chuyển sang tu sửa lán trại...
Còn theo bà Trương Thị Thu Hà, nhân viên phụ trách kho bãi của Công ty TNHH Xuân Phát, từ đầu năm đến nay, công ty này đã xuất khẩu hơn 10 nghìn tấn gạo qua các cửa khẩu, lối mở của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, sang quý III, việc xuất khẩu gạo tạm thời bị đình trệ, tồn đọng tại kho khoảng bốn nghìn tấn.Làm việc với các cơ quan chức năng như Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch thực vật được biết, việc xuất hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng thời gian này gặp khó khăn là do cơ chế, chính sách, quy định của phía Trung Quốc về nhập khẩu mặt hàng này.
Thời điểm tháng 1, tháng 2 đầu năm, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc lớn do phải dự trữ cho mùa đông kéo dài. Nhưng, thời điểm hiện tại (tháng 6 - 7), đúng vào vụ thu hoạch lúa, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ gạo của Trung Quốc giảm (nhất là các tỉnh vùng tây nam Trung Quốc, giáp với Lào Cai) nên phía Trung Quốc siết chặt việc nhập khẩu gạo từ bên ngoài vào nội địa.
Ông Hoàng Chí Hiền, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai cho biết, hiện trên địa bàn thành phố Lào Cai tồn đọng khoảng 20 nghìn tấn gạo chờ xuất khẩu. Trong số đó, Công ty TNHH Nhẫn Hồng Ngọc Việt 4.000 tấn, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt - Tú 7.000 tấn, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thiên Nhiên 9.000 tấn, Chi nhánh Tây Bắc (Tổng Công ty lương thực miền bắc) 1.000 tấn, Công ty TNHH Xuân Phát trên 5.000 tấn… Hầu hết, các công ty này đều có kho bãi tại Lào Cai để bảo quản hàng hóa khi tồn ứ.
Tuy nhiên, việc tồn đọng hàng hóa khiến các doanh nghiệp đang phải chịu khoảng chi phí kho bãi gia tăng. Bà Nguyễn Thị Hồng, đại diện Công ty TNHH thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu Nam Á cho biết, từ đầu tháng 8 đến nay, công ty mất gần trăm triệu đồng tiền lưu kho lưu bãi và chi phí bảo ôn các xe hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất từ Hải Phòng, Quảng Ninh lên và nếu tình trạng này kéo dài, công ty chắc không chịu nổi.
Để tránh tình trạng hàng tồn đọng, theo kiến nghị của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Lào Cai, đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu, các Bộ, ngành chức năng cần có cơ chế linh hoạt xử lý cho thông quan khi có điều kiện thuận lợi chứ không để lưu kho bãi (kể cả mặt hàng đông lạnh, tạm nhập tái xuất). ./.
VTTin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tương lai khó đoán định của TikTok
08:51' - 26/07/2025
TikTok sẽ phải ngừng hoạt động tại Mỹ nếu Trung Quốc không chấp thuận thỏa thuận bán ứng dụng chia sẻ video ngắn này do công ty ByteDance sở hữu và đang được khoảng 170 triệu người Mỹ sử dụng.
-
Doanh nghiệp
Hải Phòng phối hợp xây dựng 7 dự án truyền tải điện
20:14' - 25/07/2025
EVNNPT cho biết, ngày 25/7, UBND thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương, EVNNPT về việc tháo gỡ vướng mắc các dự án lưới điện truyền tải trên địa bàn thành phố.
-
Doanh nghiệp
Khánh thành Nhà máy Meiko Hòa Bình giai đoạn 1
17:29' - 25/07/2025
Chiều 25/7, tại Khu công nghiệp bờ trái sông Đà, phường Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ khánh thành nhà máy sản xuất và chế tạo bảng mạch in điện tử (PCB), giai đoạn 1.
-
Doanh nghiệp
Than Dương Huy tiếp thêm nghị lực cho người lao động
14:44' - 25/07/2025
Tháng 7/2025, đoàn công tác Than Dương Huy do Giám đốc Cao Việt Phương dẫn đầu đã thăm, tặng quà hai gia đình công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Vận hành an toàn lưới điện Nam Trung bộ trong nắng nóng cao điểm
12:58' - 25/07/2025
Các tỉnh Nam Trung bộ đang bước vào cao điểm mùa khô năm 2025 với những đợt nắng nóng cực đoan, nhiệt độ vượt ngưỡng trung bình nhiều năm.
-
Doanh nghiệp
Cấp điện trở lại cho hơn 83.000 khách hàng vùng lũ Nghệ An
11:02' - 25/07/2025
Sáng 25/7, PC Nghệ An đã khôi phục 750 trạm biến áp bị ảnh hưởng, cấp điện trở lại cho hơn 83.000 khách hàng, góp phần giúp người dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Hướng tới chuẩn mực kế toán toàn cầu cho doanh nghiệp Việt
21:11' - 24/07/2025
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc áp dụng IFRS đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có định hướng niêm yết.
-
Doanh nghiệp
Truyền tải điện 1 vận hành an toàn lưới điện trong bão Wipha: Kết quả của sự chủ động và trách nhiệm
17:20' - 24/07/2025
PTC1 đã đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện trong và sau bão Wipha nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động từ sớm và tinh thần trách nhiệm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên.
-
Doanh nghiệp
Hướng tới Đại hội Đảng bộ Petrovietnam lần thứ IV: Khát vọng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo
17:10' - 24/07/2025
Đảng ủy Petrovietnam đã xác định chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết trong lãnh đạo, đồng thời là nền tảng cho sự phát triển bền vững.