Hàng loạt nước châu Âu tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc
Số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở châu Âu đã tăng gấp đôi chỉ trong 5 tuần qua, đưa tổng số ca bệnh ở "Lục địa già" tính đến ngày 1/11 vượt ngưỡng 10 triệu ca.
Theo số liệu tổng hợp của hãng Reuters, châu Âu sau gần 9 tháng mới chạm mốc 5 triệu ca mắc COVID-19, nhưng sau đó chỉ hơn một tháng đã ghi nhận mốc 5 triệu ca tiếp theo.
Hiện châu Âu chiếm khoảng 22% trong tổng số 46,3 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới và hơn 23% trong tổng số gần 1,2 triệu ca tử vong.
Nhiều nước châu Âu đã ban bố lệnh phong tỏa trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 không ngừng tăng lên mỗi ngày.
Ireland - Quốc gia EU đầu tiên tái áp đặt lệnh phong tỏa
Thủ tướng Micheal Martin ngày 19/10 tuyên bố Ireland sẽ trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) quay trở lại tình trạng phong tỏa để phòng, chống đại dịch COVID-19 sau khi chính quyền nước này ban hành lệnh “ở nhà” trên phạm vi toàn quốc, song vẫn cho phép các trường học mở cửa.
Các biện pháp mới - sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 6 tuần, kể từ 23h GMT ngày 21/10 (tức 6h00 ngày 22/10 theo giờ Việt Nam) - yêu cầu đóng cửa toàn bộ các cơ sở kinh doanh bán lẻ không thiết yếu, trong khi các nhà hàng và quán bar cũng chỉ được phép kinh doanh dịch vụ mang đồ ăn/uống về nhà.
Ông Martin cho biết biện pháp mới chỉ cho phép những người lao động trong lĩnh vực thiết yếu đi làm và người dân tập thể dục trong bán kính 5 km xung quanh nơi ở, trong khi đó giao thông công cộng chỉ được hoạt động với 25% công suất để phục vụ nhóm người lao động trên. Thủ tướng Martin cũng cảnh báo những người vi phạm lệnh cấm sẽ bị phạt.
Các biện pháp mới còn gia hạn lệnh cấm đối với các sự kiện trong nhà và chuyến thăm giữa các gia đình, song hai gia đình được phép tụ tập ở ngoài trời như công viên.
Pháp tái phong tỏa toàn quốc
Ngày 28/10, Tổng thống Emmanuel Macron đã công bố quyết định tái phong tỏa toàn quốc từ 30/10 đến 1/12.
Tổng thống Macron cho biết người dân có thể đi làm, đi khám bệnh, giúp đỡ người thân, đi chợ và tập thể dục gần nhà, với giấy chứng nhận tự khai như đợt phong tỏa vào mùa xuân.
Tuy nhiên, các cơ quan dịch vụ công, các doanh nghiệp cũng như các trường học từ nhà trẻ đến trung họ phổ thông vẫn tiếp tục hoạt động, các nhà dưỡng lão vẫn mở cửa đón khách đến thăm.
Ngược lại, các trường đại học duy trì các khóa học trực tuyến, các công ty khuyến khích làm việc từ xa. Nhà hàng và quán bar phải đóng cửa. Người lao động không thể làm việc sẽ tiếp tục hưởng lợi từ bảo hiểm thất nghiệp một phần.
Đức tái áp đặt biện pháp phong tỏa từng phần
Ngày 28/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo 16 bang ở Đức một lần nữa nhất trí tái áp đặt các biện pháp phong tỏa có giới hạn nhằm kiểm soát và hạn chế sự gia tăng ở mức đáng lo ngại của dịch bệnh nguy hiểm này.
Các biện pháp mới bao gồm quy định chỉ cho phép gặp gỡ ở nơi công cộng tối đa 10 người từ một hoặc hai hộ gia đình; các nhà hàng phục vụ ăn, uống, các quán bar, quán rượu, câu lạc bộ và các khu trung tâm vui chơi giải trí, thể thao trong nhà và ngoài trời sẽ tạm thời đóng cửa.
Thủ tướng Merkel cũng cho biết bà và thủ hiến các bang cũng nhất trí tiếp tục duy trì hoạt động các trường học và nhà trẻ; các cửa hàng bán buôn và bán lẻ vẫn tiếp tục mở cửa, song phải đảm bảo các quy định về vệ sinh, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách cũng như đảm bảo có không quá một khách hàng/10 m2...
Các quy định này được áp dụng đồng bộ ở khắp 16 bang cả nước. Thủ tướng Merkel cũng khuyến cáo người dân hạn chế đi lại trong và ngoài nước nếu không thực sự cần thiết, đồng thời cho biết những hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.
Bên cạnh đó, Chính phủ Đức cũng đặc biệt nhấn mạnh tới việc ưu tiên bảo vệ các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao như người bệnh, những người cần được chăm sóc, người cao tuổi và người tàn tật. Chính phủ sẽ xem xét và hỗ trợ kinh tế cho những lĩnh vực bị ảnh hưởng.
Theo Thủ tướng Merkel, các quy định mới sẽ có hiệu lực trước mắt từ ngày 2/11 tới và được áp dụng đến hết tháng 11.
Anh tuyên bố phong tỏa vùng England trong 4 tuần
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 31/10 đã công bố lệnh phong tỏa mới kéo dài 4 tuần nhằm phòng, chống đại dịch COVID-19 trên toàn vùng England.
Quyết định này được đánh giá là một sự thay đổi chiến lược lớn sau những cảnh báo về nguy cơ quá tải tại các bệnh viện bởi hệ thống các quy định hạn chế được địa phương hóa của Anh.
Trong một bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình, Thủ tướng Johnson nêu rõ: “Bây giờ là lúc triển khai hành động bởi không còn bất cứ lựa chọn nào… virus SARS-CoV-2 đang lây lan với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn kịch bản tồi tệ nhất mà các cố vấn khoa học của chúng tôi đưa ra”.
Các biện pháp mới - sẽ có hiệu lực từ ngày 5/11 đến 2/12 - quy định người dân ở vùng England chỉ được phép rời khỏi nhà vì những lý do cụ thể, như đi học, làm việc hoặc mua thực phẩm.
Các quán rượu, bar và nhà hàng sẽ đóng cửa trên toàn vùng, ngoại trừ dịch vụ mang đồ ăn/uống về nhà. Các cửa hàng không thiết yếu, tiệm làm tóc, và các địa điểm vui chơi giải trí cũng sẽ bị đóng cửa. Tuy nhiên, các trường học, cao đẳng và đại học sẽ vẫn được phép mở cửa.
Bỉ "phong tỏa nghiêm ngặt" trong 6 tuần
Hiện là quốc gia có mức độ lây nhiễm cao hàng đầu thế giới, tối 30/10, Vương quốc Bỉ đã quyết định thực hiện các biện pháp “phong tỏa nghiêm ngặt” toàn quốc trong vòng 6 tuần.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã công bố các biện pháp được cho là “cơ may cuối cùng” nhằm làm chậm lại đà lây lan của đại dịch tại đất nước được mệnh danh là “trái tim của châu Âu” này.
Trong buổi họp báo sau phiên họp của Ủy ban Thống nhất về COVID-19, các biện pháp phòng dịch sẽ có hiệu lực kể từ ngày 2/11, bao gồm việc đóng cửa các cửa hàng “không thiết yếu” (các cửa hàng không phải là cửa hàng thực phẩm và hiệu thuốc) và quy định làm việc từ xa là yêu cầu bắt buộc đối với toàn bộ các cơ quan và doanh nghiệp.
Thủ tướng Alexander De Croo cũng đã thông báo việc hạn chế tiếp khách đối với mỗi gia đình vào mỗi tuần chỉ là một người và kéo dài thời gian nghỉ lễ của học sinh tới ngày 15/11.
Hy Lạp áp đặt lệnh phong tỏa một phần do COVID-19
Ngày 31/10, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố, nước này sẽ mở rộng lệnh giới nghiêm vào ban đêm và đóng cửa các nhà hàng và quán bar ở các khu vực đông dân nhất của đất nước trong một tháng để ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19.
Theo Thủ tướng Mitsotakis, gói biện pháp trên sẽ có hiệu lực vào ngày 3/11 và kéo dài 1 tháng.
Hy Lạp đã ghi nhận số ca mắcCOVID-19 ít hơn so với phần lớn các nước ở châu Âu, song kể từ đầu tháng 10, nước này lại chứng kiến sự gia tăng đều các ca mắc mới.
Bồ Đào Nha tái áp đặt lệnh phong tỏa đối với phần lớn đất nước
Chính phủ Bồ Đào Nha ngày 31/10 đã công bố lệnh phong tỏa mới kể từ ngày 4/11 đối với phần lớn đất nước, yêu cầu người dân ở nhà, ngoại trừ trường hợp ra ngoài vì lý do công việc, đi học hoặc mua sắm, đồng thời đề nghị các công ty chuyển sang chế độ làm việc từ xa.
Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa cho biết các biện pháp hạn chế mới sẽ bao trùm 121 thành phố, trong đó có các khu vực Lisbon và Porto. Những khu vực bị ảnh hưởng chiếm khoảng 70% trong 10 triệu dân Bồ Đào Nha.
Áo áp đặt lệnh phong tỏa và giới nghiêm chống dịch COVID-19
Chính phủ Áo ngày 31/10 đã công bố lệnh phong tỏa trên quy mô lớn lần thứ 2 và lệnh giới nghiêm bắt đầu từ tuần tới cho đến cuối tháng 11 nhằm nỗ lực hạn chế số ca COVID-19 đang gia tăng đột biến ở quốc gia Trung Âu này.
Phát biểu tại một buổi họp báo, Thủ tướng Sebastian Kurz nêu rõ: “Kể từ nửa đêm 3/11 đến cuối tháng 11, Áo sẽ áp đặt lệnh phong tỏa thứ 2.
Tất cả mọi sự kiện sẽ đều không được phép tổ chức. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực thể thao, văn hóa và giải trí.
Các khách sạn sẽ phải đóng cửa, ngoại trừ phục vụ hoạt động đi lại vì lý do công việc. Chúng ta cũng phải đóng cửa các nhà hàng và quán cà phê, ngoại trừ các dịch vụ giao hàng và mang đồ ăn uống về nhà”.
Bên cạnh đó, Áo cũng áp đặt lệnh giới nghiêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau (theo giờ địa phương). Tuy vậy, không giống như lệnh phong tỏa lần thứ nhất hồi mùa Xuân, các cửa hàng vẫn sẽ được phép tiếp tục mở cửa.
>>>Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới, 17 bệnh nhân đã âm tính với SARS-CoV-2
Tin liên quan
-
Đời sống
Châu Âu siết chặt các biện pháp, hạn chế tái bùng phát COVID-19
08:59' - 02/11/2020
Giới chức Anh cảnh báo các lệnh phong tỏa có thể sẽ kéo dài sang tới năm 2021, do số các ca mắc bệnh và tử vong vẫn tiếp tục tăng cao, hiện lần lượt là 1.034.914 và 46.717 ca.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Không có ca mắc mới, 1.063 người được điều trị khỏi
08:02' - 02/11/2020
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính từ 18 giờ ngày 1/11 đến 6 giờ ngày 2/11, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Số ca mắc mới trong ngày tại Nga cao kỷ lục
20:09' - 01/11/2020
Ngày 1/11, Nga thông báo ghi nhận thêm 18.665 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, cao nhất trong một ngày từng được ghi nhận tại quốc gia này.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới, 17 bệnh nhân đã âm tính với SARS-CoV-2
19:18' - 01/11/2020
Từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 1/11, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới, giữ nguyên con số 1.180 ca mắc COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.