Hãng tin Sputnik: Năm 2020 thực sự đặc biệt với Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao nước nhà, Việt Nam vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Năm 2020 cũng là năm đầy thách thức đối với Việt Nam vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp, làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của toàn thế giới.
Sau khi điểm lại những sự kiện nổi bật của ngoại giao của Việt Nam trong năm 2020, hãng tin của Nga đánh giá với vai trò là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến trên lĩnh vực ít được bàn đến như hoạt động nhân đạo, hoạt động giữ gìn hòa bình, chống biến đổi khí hậu, hoạt động phòng chống tội phạm trên không gian mạng…
Nổi bật nhất là Việt Nam đã chủ trì đề xuất Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ thông qua nghị quyết lấy ngày 27/12 hàng năm làm “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh”.
Đây cũng là ngày sinh của nhà bác học Pháp Louis Pasteur (27/12/1822), người đã phát minh ra vaccine phòng chống bệnh dại, mở đường cho sự ra đời của hàng loạt vaccine phòng chống dịch bệnh khác.
Đánh giá về vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, hãng tin Sputnik nhấn mạnh điểm đặc sắc nhất của Năm ASEAN 2020 là các hội nghị trực tuyến.
Trong năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, chỉ duy nhất có Hội nghị cấp cao Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN hồi tháng 2/2020 là cuộc họp tiếp xúc trực tiếp duy nhất ở cấp cao tại Hà Nội.
Việt Nam đã rất nhanh nhạy trong việc ứng dụng không gian mạng để tổ chức các hội nghị trong kế hoạch của Năm ASEAN theo hình thức trực tuyến và được tất cả các nước ASEAN cũng như đối tác của ASEAN hưởng ứng.
Nó chứng minh đại dịch COVID-19 không thể phá vỡ sự gắn kết của toàn khối ASEAN và cũng không có một thế lực bên ngoài nào phá vỡ được khối gắn kết đó.
Chủ đề ”Gắn kết và chủ động thích ứng” của ASEAN do Việt Nam đề xuất ban đầu để đối phó với sự cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang trở nên nghiêm trọng cũng như tạo lập sự gắn kết chặt chẽ hơn trong nội khối về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh nay lại được bổ sung và nhấn mạnh thêm vấn đề an ninh, y tế-sức khỏe mới phát sinh là phòng chống đại dịch COVID-19.
Cũng theo hãng tin Sputnik, một thành công lớn của Năm ASEAN 2020 là việc 10 nước ASEAN cùng với 5 đối tác đã ký kết Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Mặc dù Ấn Độ, một trong các đối tác lớn của ASEAN “rút lui” vào phút chót, nhưng việc ký kết RCEP vẫn là thành công vượt lên trên sự hy vọng của ASEAN nói riêng và các bên đối tác nói chung.
RCEP mở ra giai đoạn hợp tác kinh tế, thương mại mới đầy hứa hẹn. Khuôn khổ hợp tác mới của RCEP sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025. Từ đó, ASEAN sẽ trở thành đối tác năng động, mạnh mẽ, hợp tác vì sự thịnh vượng chung.
Hãng tin Sputnik kết luận trong việc “đóng” hai “vai” quan trọng trong năm 2020, vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam luôn gắn kết chặt chẽ với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.
Trên cả hai cương vị này, lập trường của Việt Nam luôn giữ thái độ nhất quán, kiên định về nguyên tắc, nhưng hết sức mềm dẻo, linh hoạt về biện pháp và ứng xử./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
Truyền thông Malaysia đánh giá cao sức hút của Việt Nam đối với FDI
16:46' - 22/12/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, báo FreeMalaysia Today vừa có bài viết đánh giá cao sức hút của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
-
Ý kiến
“Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ và có được lòng tin của thế giới”
10:46' - 19/12/2020
Nhà ngoại giao Bỉ nhận định thách thức của thế giới trong năm 2021 sẽ vẫn là nỗ lực xây dựng và củng cố chủ nghĩa đa phương mạnh mẽ hơn, ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến
JCER: Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023
15:42' - 14/12/2020
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) dự báo Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023 và sẽ vượt qua vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) về GDP vào năm 2035.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?
08:25'
Năm 2021, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng cao hơn năm 2020 nhờ nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, mặc dù vậy vẫn còn nhiều yếu tố khó lường tác động tới tăng trưởng.
-
Ý kiến
Unilever: Hoạt động tiêu dùng toàn cầu sẽ vẫn bị ảnh hưởng trong nửa đầu năm 2021
10:11' - 15/01/2021
Đại dịch COVID-19 đã giúp "thúc đẩy" doanh số bán thực phẩm đóng gói của nhiều công ty như Unilever, Nestle và Kraft Heinz.
-
Ý kiến
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
17:34' - 14/01/2021
Ngôi sao đang lên Việt Nam tiếp tục là thành tố trung tâm của các chuỗi cung ứng đang biến đổi và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-
Ý kiến
Thời báo Phố Wall: Mỹ không cấm đầu tư vào Alibaba, Tencent, Baidu
10:57' - 14/01/2021
Tờ Thời báo Phố Wall đưa tin Washington sẽ không cấm người Mỹ đầu tư vào các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Baidu và Tencent như một số công ty khác do lo ngại về an ninh quốc gia.
-
Ý kiến
Các công ty hỗ trợ dự án Nord Stream 2 đối mặt với rủi ro bị Mỹ trừng phạt
10:50' - 14/01/2021
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với các công ty châu Âu bị nghi ngờ đang hỗ trợ xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga rằng họ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt.
-
Ý kiến
Reuters: Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 8,4% trong năm 2021
22:01' - 13/01/2021
Mức tăng trưởng trong năm 2021 theo dự báo trên là cao nhất trong một thập kỷ.
-
Ý kiến
The Diplomat: Tăng trưởng kinh tế nhanh thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh tại Việt Nam
17:06' - 13/01/2021
Theo bài viết ngày 12/1 trên trang mạng "The Diplomat", kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh là động lực thúc đẩy tiêu thụ năng lượng xanh ở nước này.
-
Ý kiến
IMF ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam
13:24' - 13/01/2021
IMF đã ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam, đồng thời cho biết "chìa khóa" làm nên thành công của Việt Nam chính là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, xét nghiệm tức thì.
-
Ý kiến
Chuyên gia Nga tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng và hạnh phúc
11:56' - 13/01/2021
Bất chấp đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các quốc gia ở mức âm.