“Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ và có được lòng tin của thế giới”
“Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ và có được lòng tin của thế giới, nhất là ở châu Á, châu Phi và cả châu Âu cũng như Mỹ” - Đại sứ Philippe Kridelka, Trưởng phái đoàn thường trực Bỉ, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên TTXVN tại LHQ.
Đại sứ Kridelka khẳng định: “Tôi tin rằng Việt Nam có thể là cầu nối hết sức hiệu quả giữa các nước. Sắp tới Mỹ sẽ có chính quyền mới do Tổng thống Joe Biden đứng đầu và tôi cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn nữa để HĐBA có được sự đồng thuận, để các nước ủy viên thường trực như Nga, Mỹ và Trung Quốc hiểu nhau hơn”.
Nhà ngoại giao Bỉ nhận định thách thức của thế giới trong năm 2021 sẽ vẫn là nỗ lực xây dựng và củng cố chủ nghĩa đa phương mạnh mẽ hơn, ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết đại dịch COVID-19, củng cố hệ thống luật pháp quốc tế vì điều này là rất cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế.
Đại sứ Kridelka nhấn mạnh Việt Nam và Bỉ đều đặt niềm tin vào hệ thống trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết các vấn đề, các thách thức của thế giới. Hai nước đều ủng hộ mạnh mẽ vấn đề công lý trong xét xử tội phạm ở các tòa án quốc tế, công lý cho giai đoạn chuyển tiếp của các nước hậu xung đột.
Ông khẳng định Việt Nam và Bỉ đã hợp tác rất hiệu quả trong khuôn khổ HĐBA và có quan hệ hữu nghị tốt đẹp.
Trưởng phái đoàn thường trực Bỉ tại LHQ cũng chia sẻ về nỗ lực của các nước ủy viên được bầu vào HĐBA, đặc biệt là của Việt Nam và Bỉ, trong việc thúc đẩy an ninh, hòa bình và sự phát triển của thế giới trong năm qua. Theo ông, là những nước tầm trung đã trải qua rất nhiều mất mát trong quá khứ, hai nước đều nhất quán ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế, kể cả ở tầm khu vực như ASEAN đối với Việt Nam, hay Liên minh châu Âu (EU) đối với Bỉ hay ở tầm thế giới như tổ chức LHQ.
Vì vậy, khi cùng đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực HĐBA và cùng nỗ lực củng cố chủ nghĩa đa phương, hai nước đã hỗ trợ rất nhiều cho 5 nước ủy viên thường trực HĐBA là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc hợp tác hiệu quả hơn và thỏa hiệp tìm được tiếng nói chung.
Đại sứ Kridelka dẫn chứng vấn đề Yemen, cả Việt Nam và Bỉ đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong tiến trình hòa bình cho Yemen, cùng cho rằng phụ nữ cần được đảm trách những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị cũng như trong tái thiết đất nước trong giai đoạn hậu xung đột.
Đại sứ Kridelka nêu rõ Bỉ đã nỗ lực giải quyết rất nhiều thách thức như chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu...Ông cho rằng vấn đề chống biến đổi khí hậu cũng hết sức quan trọng với Việt Nam, nhất là khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong) của Việt Nam hiện đang bị ảnh hưởng rất lớn.
Đây cũng là một vấn đề trọng tâm của LHQ được Tổng Thư ký Antonio Guterres nhắc tới nhiều lần. Đại sứ Kridelka tin rằng trong năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực để HĐBA có thể có được sự đồng thuận cần thiết trong giải quyết vấn đề này. Về đối phó với đại dịch COVID-19, ông nhận định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng là bài học, là hình mẫu cho nhiều nước trên thế giới.
Đại sứ Kridelka cũng chia sẻ kinh nghiệm của Bỉ trong việc giải quyết những vấn đề khó của HĐBA trong năm qua.
Đó là tập trung ưu tiên hàng đầu cho vấn đề bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang, nỗ lực thúc đẩy để HĐBA phải chú ý tới thực trạng rất nhiều trẻ em vẫn bị chiêu mộ để tham chiến trong các cuộc xung đột, bị buộc phải ra chiến trường, không được đến trường và không được hưởng những trợ giúp nhân đạo mà đáng lẽ các em phải được hưởng; vấn đề trẻ em trở thành nạn nhân bạo lực tình dục và thúc đẩy để thế giới phải bảo vệ trẻ em tốt hơn.
Đại sứ Kridelka chia sẻ những nỗ lực của Bỉ đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của Việt Nam và đây cũng sẽ vẫn là lĩnh vực mà chính Việt Nam sẽ ưu tiên trong năm thứ hai của nhiệm kỳ ủy viên không thường trực HĐBA.
Đại sứ Kridelka cho biết Bỉ là nước luôn ưu tiên hỗ trợ nhân đạo cho người dân ở các khu vực xung đột. Trong năm 2020, Bỉ đã chi 200 triệu euro cho các nỗ lực nhân đạo trên toàn cầu, trong đó hơn 60% được giải ngân thông qua các tổ chức của LHQ. Vấn đề an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng là những ưu tiên của Bỉ.
Ông cho biết Bỉ đã tập trung giải quyết vấn đề nhân quyền và hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới. Ông nhấn mạnh Việt Nam cũng là một nước ủng hộ mạnh mẽ việc đề cao vai trò của phụ nữ, nhất là trong hoạt động gìn giữ hòa bình.
Nhà ngoại giao Bỉ nêu rõ: "Theo một nghiên cứu công bố mới đây về khả năng toán và đọc của trẻ em thế giới, Việt Nam đã vượt lên rất nhanh trở thành một trong những nước có hệ thống giáo dục cơ sở tốt nhất. Đây chính là một thành quả về quyền con người mà Việt Nam đã làm được khiến chúng tôi thấy cần học hỏi”. Ông cũng khẳng định Bỉ luôn tôn trọng các quan điểm khác biệt của Việt Nam về một số vấn đề./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Liên hợp quốc: thế giới sẽ đối mặt với mức tăng nhiệt độ Trái Đất
10:57' - 14/12/2020
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, nếu các nước không thay đổi hướng đi hiện tại, thế giới sẽ đối mặt với mức tăng nhiệt độ Trái Đất hơn 3 độ C vào cuối thế kỷ này.
-
Tài chính
Liên hợp quốc chi khẩn cấp 100 triệu USD ngăn nạn đói ở châu Phi
07:06' - 19/11/2020
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Lowcock nhấn mạnh tác động của nạn đói đối với một quốc gia sẽ rất khủng khiếp và kéo dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine
09:55' - 22/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã đề xuất tổ chức những cuộc đàm phán song phương với Ukraine.