Hàng Việt còn nhiều dư địa phát triển ở khu vực ASEAN
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như châu Âu, châu Mỹ, việc đẩy mạnh khai thác các thị trường lân cận, đặc biệt là ASEAN được xem là giải pháp để doanh nghiệp duy trì kim ngạch xuất khẩu. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo Thị trường các quốc gia ASEAN và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào ASEAN do Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Tp.Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương tổ chức sáng 26/6.
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương nhận định, hàng hóa Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển ở khu vực ASEAN. Hiện nay, Indonesia, Thái Lan, Philippines là 3 thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam lớn nhất với nhiều mặt hàng đa dạng. Đặc biệt, trái cây sấy khô và mặt hàng dệt may dành cho khách du lịch của Việt Nam được nhiều nhà thu mua, phân phối của Thái Lan quan tâm. Trong khi đó, Indonesia Philippines, lại có nhu cầu nhập khẩu nhiều máy phát điện, máy bơm nước, điện da dụng, thiết bị viễn thông từ Việt Nam Theo ông Nguyễn Phúc Nam, ASEAN đang là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam, năm 2019 xuất khẩu gạo ASEAN đạt 1 tỷ USD, trong đó Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.Nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực này dự báo sẽ tiếp tục tăng lên do ảnh hưởng của dịch COVID -19. Ngoài ra, mặt hàng thủy sản, cà phê, rau quả cũng có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường. Cá tra có lợi thế xuất khẩu ở Thái Lan và Singapore, nhóm hàng cà phê, chè, gia vị đang chiếm tỷ trọng lớn tại Indonesia, trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam vào cả khối ASEAN ghi nhận tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh thông tin, dịch COVID -19 đã khiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN nửa đầu năm 2020 giảm 13,4%. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu vào ASEAN thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn xuất phát từ điều kiện chủ quan. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nội khối đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất sản phẩm còn lạc hậu, chủ yếu phù hợp với các thị trường như Lào, Campuchia, Myanmar. Ở các thị trường tiêu chuẩn cao như Thái Lan, Singapore, hàng Việt Nam chịu cạnh tranh khắc nghiệt với hàng Trung Quốc và hàng công nghệ cao của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…Mặt khác, các doanh nghiệp Việt chưa chú trọng xuất khẩu nội khối ASEAN dù có nhiều ưu đãi về thuế quan và thuận lợi về mặt địa lý. Phần lớn kim ngạch xuất khẩu nội khối là từ các doanh nghiệp FDI mặt hàng có giá trị như điện thoại các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện. Để khai thác hiệu quả thị trường ASEAN, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tái cấu trúc lại chủng loại hàng hóa cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ số vào quản lý, tiếp cận thị trường cũng như giao dịch với khách hàng. Bà Lê Thị Mai Anh, Trưởng phòng Đông Nam Á, Nam Á và Hợp tác khu vực, Vụ thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương chia sẻ, ASEAN là một cộng đồng kinh tế chung nhưng có sự khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, thói quen tiêu dùng ở từng quốc gia. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu cũng như các yêu cầu cụ thể của từng thị trường để có chiến lược tiếp cận hiệu quả. Đơn cử, doanh nghiệp thực phẩm nếu muốn thâm nhập thị trường các nước Hồi giáo trong khu vực trước hết phải đạt chứng nhận Halal. Trong khi đó, ông Trương Xuân Trung, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến nghị, doanh nghiệp xuất khẩu có thể xây dựng mạng lưới phân phối thông qua đại lý là người bản địa, như vậy sẽ dễ tiếp cận người tiêu dùng và tiết kiệm chi phí hơn so với việc mở chi nhánh. Ở một số thị trường, mức độ khó khăn, rủi ro trong thông quan khá cao, vì vậy doanh nghiệp cần liên hệ chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ như thương vụ Việt Nam tại nước sở tại, các trung tâm tư vấn, hỗ trợ xuất nhập khẩu để cập nhật thông tin chính sách, thủ tục và thị trường một cách thường xuyên, từ đó gia tăng hiệu quả xuất khẩu./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Hơn 600 doanh nghiệp được trao chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao
12:13' - 12/06/2020
Sáng 12/6, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã tổ chức trao chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 2020-2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt chiếm 80% lượng hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bình Dương
11:11' - 07/06/2020
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 106 chợ truyền thống phần lớn bán hàng do doanh nghiệp trong nước sản xuất, 10 siêu thị với hơn 80% quầy bán hàng Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt về nông thôn ở Đắk Nông: Lượng hàng hoá tiêu thụ tăng 20-30%
20:25' - 06/06/2020
Sau 2 năm xây dựng 2 mô hình thí điểm về điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Đắk Mil và Đắk R’lấp, lượng tiêu thụ hàng hóa tăng 20 - 30% so với thời điểm trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10' - 10/04/2025
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28' - 10/04/2025
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19' - 10/04/2025
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52' - 10/04/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36' - 10/04/2025
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35' - 10/04/2025
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I/2025: Theo sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành CPI phù hợp
16:30' - 10/04/2025
Mặc dù, lạm phát quý 1/2025 thấp hơn những năm gần đây nhưng các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành phù hợp.