Hành trình cải tổ nghề cá nhân dân thành nghề cá có trách nhiệm
Nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp thực hiện chống khai thác bất hợp pháp hiện nay là những bước đi để cải tổ nghề cá nhân dân thành nghề cá có trách nhiệm.
Từng bước cải tổ nghề cá
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Trưởng Ban điều hành Doanh nghiệp cam kết chống khai thác bất hợp pháp (thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam) cho biết, chưa thể nói trước được thời điểm nào Ủy ban châu Âu sẽ gỡ bỏ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam.Trước mắt, vấn đề này chính là động lực để toàn ngành khai thác nỗ lực cải tổ lại nghề cá. Trong đó, những điểm cần lưu ý chính là chế tài xử lý vi phạm ngư trường nước ngoài phải thật mạnh để ngư dân ý thức được hoạt động khai thác, đánh bắt.
Hiện nay, hệ thống định vị Movimar do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cho các tàu có chiều dài hơn 24 mét bộc lộ những hạn chế, thiếu sự cập nhật tự động, gây khó khăn trong xác định vị trí, nhật trình khai thác.
Trong 1 năm qua, Ủy ban châu Âu (EC) rút "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam đã gây ra khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản đều dồn lực từ 40% đến 60% sản lượng vào thị trường châu Âu.Trong 1 năm qua, có doanh nghiệp giảm doanh số 15%, có doanh nghiệp giảm từ 20% đến 30% doanh số khi không vào được thị trường này. Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải tìm thị trường mới để duy trì sản lượng và doanh số.
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn được Ủy ban châu Âu gỡ bỏ "thẻ vàng" dễ hơn, nhanh hơn cần phải chia nhỏ từng công đoạn, từng khu vực để thực hiện. Bờ biển Việt Nam dài hơn 3.000 km, mỗi khu vực có mỗi loại hải sản đặc trưng riêng.Do đó, khi chia nhỏ từng khu vực để cải tổ sẽ giúp cho kinh phí tập trung hơn. Chính quyền địa phương sẽ liên kết thực hiện hiệu quả hơn với các doanh nghiệp và ngư dân. Khi đó, các chính sách sẽ dễ đi vào thực tiễn của từng khu vực.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong thời gian tới, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản sẽ tích cực phối hợp với các Chi cục thủy sản địa phương, các cảng cá thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với từng lô hàng. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu từ tàu cá thuận lợi, có chứng từ đầy đủ, nhanh chóng để đáp ứng kịp các đơn hàng.Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản cũng sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện cơ chế 1 cửa trong kiểm tra từ cảng cá đến Chi cục thủy sản, tạo nên mô hình cơ sở dữ liệu thống nhất, rút ngắn thời gian hoàn tất hồ sơ truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp.
Có trách nhiệm với thị trường nội địaKhông chỉ thị trường châu Âu tạo nên động lực lớn để nghề cá Việt Nam thay đổi. Các thị trường khác cũng sẽ có những biện pháp yêu cầu thủy sản Việt Nam phải thực hiện truy xuất nguồn gốc khi khai thác, đánh bắt. Nhiều ý kiến cho rằng, những quy định này có thể sẽ tạo nên hiệu ứng đô mi nô cho các thị trường, trong đó bao gồm cả thị trường nội địa.Lãnh đạo VASEP cho biết, đến cuối tháng 9/2018, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản sẽ hết thời hạn ký kết hợp đồng với các chuỗi siêu thị trong nước để phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán 2019.
Thế nhưng, hiện nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đang gặp trở ngại lớn từ phía các chuỗi siêu thị và hệ thống bán lẻ này. Lý do gây trở ngại liên quan đến giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPL) của các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, trước đó vào ngày 19/9/2018, VASEP đã gửi Công văn số 136/2018/CV-VASEP đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị mức hóa chất và kháng sinh đối với mặt hàng thủy sản tiêu dùng nội địa.Khi đó các chỉ số giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản sẽ có kế hoạch sản xuất và tích cực hợp tác với hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, cung cấp thủy sản đạt chất lượng cho thị trường nội địa.
Nhưng cho đến nay, giữa các cơ quan quản lý, hệ thống siêu thị và nhà cung cấp vẫn chưa có được một chỉ số giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu cụ thể để tiến hành sản xuất và đáp ứng đơn hàng kịp thời. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khối lượng hàng hóa sẽ cung cấp cho thị trường nội địa trong dịp Tết 2019. Theo quy định tại Quyết định số 2005/34/EC ngày 11/01/2005 của Ủy ban châu Âu, nếu kết quả phân tích của lô hàng thủy sản thấp hơn mức giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu của châu Âu, thực phẩm không bị cấm sử dụng, vẫn được phép nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ ban hành mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng, chưa ban hành quy định về mức giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu đối với các chỉ tiêu cấm sử dụng trên thực phẩm.Do đó, các siêu thị vẫn không chịu chấp nhận các lô hàng thực phẩm có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm mặc dù dư lượng của các chất này trong sản phẩm rất thấp, nằm dưới ngưỡng giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu quy định của EU, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng./.
>>>Không tháo gỡ "thẻ vàng", ngành thủy sản Việt Nam mất cơ hội xuất khẩuTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khó khăn của ngành thủy hải sản khi tìm cách khắc phục thẻ vàng IUU
17:21' - 23/08/2018
Kể từ khi Uỷ ban châu Âu (EC) rút thẻ vàng IUU đối với hải sản Việt Nam thì sản lượng xuất khẩu sang thị trường này bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
-
DN cần biết
Triển khai Luật Thủy sản và khắc phục “thẻ vàng” IUU tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
13:32' - 13/08/2018
Ngày 13/8, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Bộ NN và PTNT đã tổ chức triển khai Luật Thủy sản và khắc phục “thẻ vàng” IUU đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Cơ hội cơ cấu lại ngành thuỷ sản
14:35' - 03/08/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, đây là cơ hội để cơ cấu lại ngành thuỷ sản nói chung, nghề cá nói riêng; hướng tới một nghề cá phát triển bền vững gắn với bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.