Hành trình đưa điện "lên núi, xuống biển"!
Đưa điện lưới Quốc gia về nông thôn, miền núi, hải đảo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội đồng đều, bền vững giữa các vùng, miền cả nước.
Thực hiện chủ trương này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực này.
Quan Hóa là một huyện vùng cao, biên giới, cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa 140 km về phía Tây và có chung 4,8 km đường biên giới với nước bạn Lào tại xã Hiền Kiệt. Đường lên xã Hiền Kiệt, vào tới bản Ho, bản Cháo của huyện Quan Hóa phải vượt qua gần 10 km đường núi đá, nhiều đoạn ổ gà, ổ voi. Trưởng bản Ho, xã Hiền Kiệt ông Vi Văn Lâm cho biết, trước đây, điện chưa về tới bản, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, phải dùng máy phát điện để thắp sáng; trời mưa là cả bản tối đen như mực. “Nay điện đã về bản. Người dân đã có điện sử dụng máy bơm tưới, máy xát, tủ lạnh. Muốn ăn thịt, cá cũng có thể bảo quản được. Không như trước đây, mua đồ gì cũng chỉ để được trong ngày”, Trưởng bản Vi Văn Lâm vui vẻ nói. Bản Ho có 91 hộ dân sinh sống. Điện về, nhà nhà đã có đèn thắp sáng, tivi màu theo dõi tin tức… Lũ trẻ cũng có điều kiện để học tập dưới ánh đèn. Nhưng để có được niềm vui tưởng như đơn giản là cả chặng đường gian nan kéo đường dây và nỗi lo về đảm bảo cung cấp và an toàn lưới của ngành điện. Đưa điện về nông thôn, miền núi, hải đảo không chỉ là nâng cao tỷ lệ phủ điện cho các hộ chưa có điện mà còn tập trung cho cải tạo, nâng cấp lưới điện hiện có để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Trước yêu cầu đó, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho hay, EVN đã chỉ đạo các Tổng công ty điện lực và các công ty điện lực rà soát tình hình thực tại về cơ sở hạ tầng điện của tất cả các xã trên toàn quốc. Đồng thời, EVN phối hợp chặt chẽ kế hoạch, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các địa phương, xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới lưới điện.Ngoài ra, tuyên truyền, nâng cao kiến thức và hiểu biết về sử dụng điện trong nhân dân, đảm bảo sử dụng điện an toàn và hiệu quả. Nhờ có sự tham gia đóng góp tích cực từ phía người dân như: góp công sức, phần đền bù, bảo vệ hành lang lưới điện và các công trình điện, tạo động lực cho việc hoàn thành mục tiêu cung cấp điện của đơn vị.
Theo báo cáo của EVN, do đặc điểm lưới điện nông thôn được hình thành từ thập kỷ 90, được xây dựng đa số không đủ các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, chất lượng cung cấp điện. Từ năm 2008, theo yêu cầu của các địa phương, việc chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn từ các tổ chức quản lý điện nông thôn không đủ năng lực quản lý đã diễn ra mạnh mẽ trên cả nước.Sau khi tiếp nhận lưới điện hạ áp của tất cả các xã, các Tổng công ty điện lực tập trung sửa chữa cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện để vận hành an toàn, cung cấp điện ổn định, liên tục tới các hộ dân.
Để lưới điện nông thôn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mỗi xã cần từ 5-10 tỷ đồng. Đứng trước khó khăn này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tìm kiếm, làm việc với các nhà tài trợ nước ngoài, sử dụng các nguồn vốn vay ODA, nguồn vốn của EVN và nguồn vốn ngân sách cấp để thực hiện chương trình.Tổng số vốn đầu tư của EVN cho lưới điện phân phối cung cấp ở khu vực nông thôn trong 10 năm là hơn 89.200 tỷ đồng, riêng nguồn vốn vay ODA của các tổ chức quốc tế khoảng 63.300 tỷ đồng.
Nhờ đó, từ chỗ chỉ quản lý bán điện trực tiếp tại 2.126 xã, đến nay EVN đang quản lý bán điện tại 8.122 xã, chiếm tỷ lệ 92% số xã và hơn 93% hộ dân trong toàn quốc. Bên cạnh việc cải tạo nâng cấp lưới điện các vùng nông thôn trên đất liền, EVN đã tiếp nhận và quản lý bán điện huyện đảo cuối cùng vào tháng 8/2017, kết thúc quá trình tiếp nhận bán điện tại các huyện đảo, hoàn thành việc quản lý bán điện trực tiếp tại 11/12 huyện đảo. Sau khi tiếp nhận và bán điện trực tiếp trên các huyện đảo, EVN đã đầu tư nguồn và lưới điện trên huyện đảo, tăng giờ phát điện thay vì 6h/ngày lên 24/24h và bán điện cho các hộ dân trên đảo theo thời gian tiếp nhận cũng như qui định của UBND tỉnh và đồng giá như trong đất liền kể từ 01/6/2014 theo Quyết định 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Đối với các huyện, xã đảo gần bờ, sau khi tiếp nhận bán điện, EVN đã triển khai hàng loạt các dự án đưa điện lưới Quốc gia ra các huyện đảo, xã đảo vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh - xã hội vừa góp phần giữ vững an ninh quốc phòng chủ quyền biển đảo, dù quá trình này gặp rất nhiều khó khăn về khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây lắp trên biển. Có thể kể đến như, dự án đưa điện lưới quốc gia đến huyện đảo Cô Tô (11/2012-10/2013) có tổng vốn đầu tư 1.106 tỷ đồng, xây dựng gần 40 km đường dây 110 kV, 25 km cáp 22 kV đi ngầm dưới biển, 14 trạm biến áp và khoảng 35 km đường dây trung và hạ thế cấp điện cho khoảng 1.600 hộ dân thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân thuộc huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Hay, dự án đưa điện lưới Quốc gia ra huyện đảo Phú Quốc bằng cáp ngầm xuyên biển 110 kV Hà Tiên - Phú Quốc có chiều dài 57,33 km với tổng mức đầu tư 2.336 tỷ đồng. Dự án cấp điện lưới quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm (2013-2014) tổng vốn đầu tư hơn 652,5 tỷ đồng, hạng mục chính là đường cáp ngầm 22 kV dưới lòng biển từ đất liền ra huyện đảo Lý Sơn dài hơn 26,5 km... Chia sẻ về chặng đường đưa điện đến vùng núi và hải đảo xa xôi, Trưởng ban Quản lý đầu tư EVN Lê Thành Chung cho hay, thực tế tại nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, người dân sống thưa thớt, có dự án kéo điện cả chục km chỉ cho vài chục hộ sử dụng. Hóa đơn tiền điện/hộ gia đình nhiều khi chưa tới 20.000 đồng.Để thu được tiền, nhân viên điện lực phải đi nửa ngày mới tới nơi thì việc cân đối hiệu quả kinh tế với ngành điện thật khó khăn. Tuy nhiên, EVN vẫn nỗ lực thực hiện thành công nhiều dự án, mang lại hiệu quả xã hội và được người dân ghi nhận.
Tính trong 10 năm (2010-2019), với những nỗ lực đầu tư lưới điện nông thôn mới, khu vực miền núi, hải đảo, quy mô nguồn và lưới điện được mở rộng, tổng công suất của toàn hệ thống điện đến tháng 6/2019 đạt 53.326 MW, tăng gấp 2,55 lần so với năm 2010; trong đó, năng lượng mặt trời đạt 4.464 MW; hệ thống lưới điện tăng gần 1,8 lần so với năm 2010.Sản lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.057 kWh/người/năm, tăng gấp 1,8 lần năm 2010. Hiệu quả vận hành hệ thống điện được nâng cao, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm từ 10,15% năm 2010 xuống còn 6,83% năm 2018.
Nhờ đó, đến cuối năm 2018, cả nước đạt 100% xã và 99,47% hộ dân, tương ứng 27,41 triệu hộ dân có điện; trong đó, tỷ lệ số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,05%. Mức độ phủ điện cao hơn một số nước trong khu vực như Philippines 93%, Indonesia 98,1%, Ấn Độ 92,6%, Lào 93,6%. Ông Văn Tiến Hùng, Chuyên gia Năng lượng cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, đây là một thành tựu to lớn của Việt Nam nói chung và EVN nói riêng. Với điều kiện kinh tế tương tự như Việt Nam, rất ít quốc gia có thể làm được như Việt Nam là đưa điện đến tất cả các xã và trên 99% số hộ được sử dụng điện. Đây là thành quả mà Việt Nam đã làm được và là hình mẫu để nhiều quốc gia học tập, làm theo. Để tiếp tục đưa điện đến số hộ dân còn lại trên cả nước, ông Hùng cho rằng, EVN sẽ cần tới một lượng vốn đầu tư rất lớn, cũng như sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ cũng như các tổ chức trong và ngoài nước./. >>> Ánh điện thắp sáng vùng sâuTin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN nâng cao an toàn các công trình thủy điện
10:32' - 26/11/2019
Các chủ sở hữu/tổ chức khai thác đập, hồ chứa thủy điện đã nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
-
Doanh nghiệp
EVN tăng cao nguồn điện chạy dầu để cung ứng điện các tháng cuối năm
16:41' - 13/11/2019
EVN đã tăng huy động nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than và nguồn điện chạy dầu để đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20'
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27'
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36'
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38'
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.