Hành trình phát triển ấn tượng của Goldman Sachs
Thế nhưng, ít ai biết về ông Marcus Goldman - người đồng sáng lập Goldman Sachs. Sinh ra trong một gia đình nông dân Do thái tại Đức năm 1821, Marcus Goldman có tên thật là Mark Goldman.
Mark trải qua tuổi thơ cơ cực khi thời bấy giờ người Do Thái có địa vị xã hội vô cùng thấp tại Đức, chưa kể gia cảnh nhà nông khiến Mark phải vật lộn để giúp đỡ gia đình và ông từng làm nghề bán hàng dạo để nuôi thân. Năm 1848, Marcus di cư sang Mỹ và chính thức đổi tên thành Marcus Goldman.
Với đam mê kinh doanh, Marcus đã học làm nghề may và cùng vợ mở cửa hàng quần áo. Công việc kinh doanh của họ phát triển nhanh chóng khi trở thành nguồn cung của nhiều cửa hiệu thời trang bán lẻ.Tuy nhiên, đến năm 1869, tình hình kinh tế đi xuống khiến việc kinh doanh chững lại. Để cải thiện tình hình cũng như tìm kiếm cơ hội mới, Marcus đã chuyển sang một hướng đi khác. Ông mở một cửa hiệu chuyên mua trái phiếu ngắn hạn từ những cửa hàng bán buôn trang sức.
Đổi lại, những cửa hàng này được vay tiền với mức lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại. Sau đó, Marcus bán những tờ trái phiếu, hay giấy nợ này cho các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại quan tâm với giá cao hơn để ăn chênh lệch.
Dần dần, công việc kinh doanh của Marcus đã mở rộng cho vay đến 30 triệu USD/năm với tổng vốn lưu động 100.000 USD, tương đương 2,6 triệu USD theo tỷ giá năm 2019, qua đó đưa Marcus trở thành một triệu phú trong giới thượng lưu. Trước sự mở rộng mạnh mẽ này, Marcus cùng với con rể là Samuel Sachs tham gia điều hành công việc kinh doanh.Kể từ đây, công ty của Marcus chính thức có tên Goldman Sachs & Co, tên ghép từ họ của Marcus Goldman và Samuel Sachs. Samuel Sachs được coi là người đã phát minh ra cổ phiếu. Từ năm 1896, Goldman Sachs kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán New York.
Quá trình hình thành và phát triển tới thời điểm này có thể cho thấy bản chất chính của Goldman Sachs là hoạt động như một ngân hàng đầu tư và kinh doanh chứng khoán, chứ không phát triển theo hướng ngân hàng thương mại thuần túy. Khách hàng của Goldman Sachs là các tập đoàn và doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước.Ngay từ khi mới thành lập, Goldman cũng đã thu hút sự chú ý vì những kiểu làm "chưa có tiền lệ". Chẳng hạn, Marcus Goldman được biết đến như người đi đầu trong việc phát động sử dụng thương phiếu trong doanh nghiệp. Việc hình thành nên thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ cũng có công sức không nhỏ của Goldman Sachs.
Đặc biệt, Goldman Sachs nổi tiếng là công ty đi đầu trong việc tuyển dụng các Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) từ những trường đại học kinh tế, tài chính danh giá, một tiêu chí được giữ tới tận ngày nay. Nhờ chiến lược tuyển dụng khôn khéo, Goldman Sachs luôn là nơi tập trung của những bộ não hàng đầu về kinh tế, tài chính. Sau khi chinh phục nước Mỹ, Goldman Sachs đã "bành trướng" ra thế giới bên ngoài và nhanh chóng gây dựng được vị thế quyền lực đáng kể ở tất cả các trung tâm tài chính của thế giới.Với doanh số gần 37 tỷ USD/năm ghi nhận trong năm 2019, hơn 38.000 nhân viên và tổng tài sản ước tính 1.300 tỷ USD, Goldman Sachs đã trở thành "thương hiệu" quyền lực không chỉ về tài chính mà còn về chính trị ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, thương hiệu này cũng từng vướng phải nhiều tai tiếng, khi năm 2010, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) cáo buộc Goldman Sachs có hành vi lừa dối các nhà đầu tư trong một chương trình đầu tư vào chứng khoán địa ốc.Nội dung đơn kiện của SEC cho rằng, Goldman Sachs và một phó chủ tịch của ngân hàng này là ông Fabrice Tourre, đã cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin sai lệch, đồng thời che giấu một số sự thật, về phương pháp lựa chọn và chất lượng của số chứng khoán địa ốc được phát hành dựa trên gói nợ thế chấp nhà mang tên ABACUS 2007-AC1.
Theo SEC, các nhà đầu tư rót vốn vào số chứng khoán này đã bị thua lỗ hơn 1 tỷ USD.
Trong khi đó, trong cuộc khủng hoảng nợ đang ngày một trầm trọng của Hy Lạp hiện nay, Goldman Sachs cũng bị cáo buộc có dính líu. Năm 2000 và 2001, Goldman từng giúp Athens bí mật vay hàng tỷ USD để che giấu tình hình tài chính tệ hại của họ bằng cách tạo ra các sản phẩm phái sinh có thể chuyển các khoản vay thành giao dịch tiền tệ mà Hy Lạp không phải công bố theo luật của EU.Chính hoạt động này khiến tình hình tài chính Hy Lạp trông có vẻ "khỏe mạnh" hơn, một điều kiện để dẫn đến "cái chết bất ngờ". Tập đoàn cũng bị điều tra về một vài vụ nghi vấn pháp lý. Những điều này đã tạo vết xước trên mặt ngọc, nhưng chưa đủ để làm lu mờ quyền uy của Goldman Sachs.
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát hiện nay, Goldman Sách vẫn tự tin tìm kiếm nguồn khách hàng mới vốn đang khó khăn về tài chính, với hy vọng các khách hàng này sẽ là những người đi vay và người gửi tiền đầy tiềm năng một khi dịch bệnh đi qua.Và lần đầu tiên sau nhiều năm, kinh doanh thương mại lại trở thành “điểm sáng” của Goldman Sách. Doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh thương mại của Goldman Sachs trong quý I/2020 đạt 5,2 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2019.
Lợi nhuận của Goldman Sachs trong quý I/2020 đã giảm 49% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, những thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19 gây ra với Goldman Sachs vẫn còn thấp hơn so với các đối thủ lớn hơn trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ.Các mức thua lỗ của JPMorgan Chase & Co, Citigroup Inc, Bank of America Corp và Wells Fargo & Co cao hơn từ 4-9 lần so với Goldman Sách, chủ yếu do các ngân hàng này có “mảng” tín dụng tiêu dùng lớn hơn./.
- Từ khóa :
- Goldman sachs
- marcus goldman
- ngân hàng
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Goldman Sachs: Quy định đeo khẩu trang bắt buộc có thể cứu nền kinh tế Mỹ
12:58' - 01/07/2020
Theo Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, quy định đeo khẩu trang bắt buộc sẽ là một giải pháp để Mỹ ứng phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới và bảo vệ sự hồi phục của nền kinh tế.
-
Ngân hàng
Goldman Sachs tìm kiếm nguồn khách hàng mới trong thời kỳ dịch bệnh
14:35' - 21/04/2020
Ngân hàng Goldman Sachs đang thúc đẩy quan hệ đối tác mới với các khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính do tác động của đại dịch COVID-19, với hy vọng họ sẽ là những tiềm năng khi hết dịch bệnh.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ do dịch COVID-19
13:16' - 16/03/2020
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs Group Inc (Mỹ) ngày 15/3 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý I và II của năm 2020 sau những ảnh hưởng kinh tế của dịch bệnh do virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.