Hành trình Trung Quốc trở thành cường quốc ô tô điện
Theo báo NZZ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từng là “vương quốc” xe đạp. Tuy nhiên, những chiếc xe ô tô do các công ty Nhật Bản, Đức và Mỹ hợp tác với các công ty địa phương của Trung Quốc sản xuất đã dần chinh phục thị trường nước này. Chẳng hạn, Trung Quốc đã trở thành thị trường bán hàng quan trọng nhất trên toàn thế giới của Tập đoàn Volkswagen (Đức).Ngoài ra, các nhà sản xuất của Trung Quốc đã cố gắng sản xuất và tung ra thị trường những loại xe tương đối rẻ đáp ứng tiêu chuẩn phương Tây.Một kế hoạch có tầm nhìn xaNăm 2008, một số doanh nhân và quan chức Chính phủ Trung Quốc đã đi đến kết luận rằng mọi thứ không thể tiếp tục như thế này. Họ muốn Trung Quốc dựa vào ô tô điện vì lý do môi trường.Chính phủ cung cấp các ưu đãi tài chính và các doanh nhân Trung Quốc tích cực tìm kiếm kiến thức và sự hỗ trợ của phương Tây. Ví dụ, doanh nhân Lý Thư Phúc (Li Shufu) của Geely đã mua Volvo của Thụy Điển vào năm 2010 và cùng với họ thành lập nhà sản xuất ô tô chạy hoàn toàn bằng điện Polestar. Năm 2018, doanh nhân Lý mua cổ phần của Mercedes. Xe điện Smart mới của họ hiện đang được Geely phát triển và sản xuất tại Trung Quốc.Hãng xe BYD, được thành lập vào năm 1995 bởi nhà hóa học Vương Truyền Phúc (Wang Chuanfu), ban đầu là nhà sản xuất pin hàng đầu. Năm 2003, công ty bước vào lĩnh vực kinh doanh ô tô và bước đầu sản xuất những chiếc ô tô giá rẻ gợi nhớ đến các mẫu xe Nhật Bản.BYD hiện đã thành công trong việc sản xuất ô tô điện đến mức đã ngừng hoàn toàn việc sản xuất các loại xe chạy bằng xăng truyền thống. Tập đoàn được hưởng lợi từ lợi thế về chi phí nhờ chuỗi giá trị tích hợp cao và kỷ luật chi phí nghiêm ngặt. Tỷ phú Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư lớn của tập đoàn.
Người bảo trợ của Geely, doanh nhân Lý Thư Phúc, đang trông cậy vào một thỏa thuận Mỹ-Trung và dường như đang lên kế hoạch niêm yết Zeekr (và một thương hiệu ô tô điện khác của ông) tại Mỹ. Một nhà máy Geely hoạt động dưới sự quản lý của Volvo dự kiến sẽ mở tại Nam Carolina, Mỹ vào năm 2024.Công ty khởi nghiệp Trung Quốc Nio đã giao dịch cổ phiếu ADR tại New York. Họ có thể muốn cung cấp ô tô của mình trên thị trường Thụy Sỹ vào năm 2024. Nio hiện diện rất phổ biến ở Trung Quốc với tư cách là một thương hiệu cao cấp và sản xuất những chiếc xe thể thao và SUV gia đình. Công ty này đang theo đuổi ý tưởng sáng tạo là cho thuê pin, sau đó pin này có thể được tự động thay thế (và do đó được sạc lại rất nhanh) tại các trạm giống như trạm xăng.Tuy nhiên, có nhiều trở ngại trên con đường đi tới thành công. Điều này chỉ được thực hiện hiệu quả nếu có một mạng lưới trạm trao đổi lớn tương ứng trong khi Nio tương đối nhỏ và cho đến nay chỉ ghi nhận thua lỗ. Do đó, Nio đã phải tuyên bố vào tháng 11 rằng họ sẽ giảm 10% lực lượng lao động để tiết kiệm chi phí.Cạnh tranh trong ngành - như thường lệ ở Trung Quốc - khốc liệt và diễn ra không ngừng. Chính phủ khuyến khích điều này bằng các khoản trợ cấp, nhưng sau đó giảm dần. Công suất dư thừa ngay lập tức trở nên rõ ràng khi không có thêm tiền thưởng mua hàng kể từ đầu năm 2023. Theo Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ, có 148 nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc, trong đó có 34 nhà sản xuất nước ngoài.Tỷ phú Elon Musk xây dựng nhà máy lớn ở Thượng Hải. Tesla vẫn được hưởng lợi từ thương hiệu, nhưng có ít mẫu xe hơn để cung cấp so với các đối thủ Trung Quốc. Giờ đây, Tesla đã mất vị trí dẫn đầu thị trường vào tay BYD ở Trung Quốc về thị phần và đang phải đối mặt với một cuộc chiến về giá. Mức chiết khấu trên 20% đã trở thành tiêu chuẩn tại thị trường Trung Quốc.Tham vọng toàn cầu với tác động địa chính trịĐể tiếp tục phát triển và cũng để chứng tỏ mình, các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc đang ngày càng dựa vào xuất khẩu. Năm 2022, Trung Quốc đã chuyển đổi từ nước nhập khẩu ô tô sang nước xuất khẩu - và có thể sớm trở thành nước lớn xuất khẩu ô tô nhất thế giới.Đối với xe động cơ xăng truyền thống, ngoài việc xuất khẩu các mẫu xe giá rẻ sang các nước mới nổi, Trung Quốc cũng thay nước Nga đang bị trừng phạt đáp ứng nhu cầu toàn cầu, khiến lượng hàng hóa được bán ra trong nửa đầu năm 2023 cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022.Nhưng tương lai thuộc về xe điện. Người Trung Quốc không chỉ có thể sản xuất xe điện với giá rẻ hơn mà còn dẫn đầu trên toàn cầu nhờ việc sớm thúc đẩy sản xuất pin và sản xuất tích hợp, cũng như đầu tư vào hỗ trợ lái xe tự động. Lĩnh vực ô tô đã trở thành một ví dụ về cách Trung Quốc có thể chuyển từ “bắt chước” sang người đổi mới trong các ngành được chọn.Cuộc chiến chip của Mỹ cho đến nay vẫn chưa thể làm khó Trung Quốc. Các nhà sản xuất Đức và Mỹ hiện cũng đang nhanh chóng tập trung vào hợp tác tại Trung Quốc và sản xuất ô tô điện không chỉ cho Trung Quốc mà còn để xuất khẩu.Tất cả điều này đều có ý nghĩa địa chính trị. Ngành ô tô đóng góp khoảng 3% vào sản lượng kinh tế toàn cầu. Công ty tư vấn Gavekal ước tính tỷ lệ này hiện ở Trung Quốc là 6%. Xe điện của Trung Quốc có thể thay thế các nhà sản xuất truyền thống, đặc biệt là châu Âu, trong đó không chỉ có các nhà sản xuất ô tô truyền thống ở Đức và Pháp mà còn ở các địa điểm sản xuất như Cộng hòa Czech và Hungary.Mỹ đã áp đặt mức thuế 27,5% đối với ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu các thủ tục tố tụng vì nghi ngờ có các khoản trợ cấp bóp méo thị trường.Tuy nhiên, hàng rào thuế quan là giải pháp không hiệu quả cho khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất ô tô vốn đắt đỏ đối với người tiêu dùng. Và nếu một quốc gia muốn ngừng thay đổi cơ cấu, điều đó thường chỉ gây hại cho chính mình.Ngoài ra, việc tăng giá và sản xuất ô tô điện chậm lại mâu thuẫn với mục tiêu khử phát thải carbon như mong muốn. Sẽ tốt hơn nếu các nhà sản xuất công khai đối mặt với sự cạnh tranh và tập trung nỗ lực chính trị để trở thành địa điểm hấp dẫn cho cụm kinh tế chuyên sản xuất và vận hành ô tô điện.Bước tiếp theo, các công ty Trung Quốc cũng sẽ muốn đầu tư ra nước ngoài. Châu Âu không nên đơn giản coi đây là một mối đe dọa. Đây có thể là một cơ hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.