"Hậu" bão Harvey, nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ hoạt động dưới công suất
Các chất thải từ nhà máy lọc dầu của tập đoàn dầu khí Exxon, Shell và một số công ty khác đã bị tràn ra ngoài môi trường do các trận mưa lớn của siêu bão Harvey làm hư hại nhiều thùng chứa và các cơ sở công nghiệp tại khu vực ven biển bang Texas, Trung Nam nước Mỹ.
Tuần này, tập đoàn Shell đã thông báo với nhà chức trách Mỹ rằng một tấm mái của thùng dầu trong nhà máy lọc dầu tại khu vực Deer Park, bang Texas đã bị chìm một phần trong mưa lớn. Công ty này ước tính khoảng 45,3 kg benzen và 45,3 kg toluene đã bị tràn ra ngoài.
Sự cố tương tự cũng xảy ra tại nhà máy lọc dầu của tập đoàn Exxon Mobil tại Baytown, Texas. Theo Exxon, khoảng 6,8 kg benzene đã bị tràn ra môi trường. Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) xếp benzene vào hóa chất gây ung thư, trong khi toluene là dung môi và ít độc hại hơn.
Người phát ngôn của Exxon Charlotte Huffaker khẳng định đây là cơn bão mạnh chưa từng có và công ty này đang nỗ lực hết sức để giảm thiểu lượng phát thải và ngắt thiết bị một cách an toàn.
Các nhà máy lọc dầu và hóa chất khác cũng ghi nhận tình trạng phát thải ra môi trường do siêu bão Harvey. Thông tin trên cho thấy mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra tại khu vực có nhiều nhà máy lọc dầu ở duyên hải Vịnh Mexico trải dài từ thành phố Corpus Christi, bang Texas đến bang Louisiana.
Cùng ngày, theo báo cáo từ ngành công nghiệp hóa dầu, bão Harvey giảm 20% công suất lọc dầu của các nhà máy tại Mỹ. Công suất tại các nhà máy hóa dầu tại Texas và Louisiana ước tính khoảng 3,6 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 20% tổng công suất của Mỹ. Lũ lụt đã khiến việc lọc dầu bị ngưng trệ, đẩy giá xăng lên cao. Giá xăng trong ngày 29/8 đã tăng 4,1% lên 1,78 USD/gallon.
Trước đó, Motiva Enterprises cho hay nhà máy lọc dầu của công ty này tại cảng Arthur, Texas đã phải cắt giảm sản lượng xuống còn 40%. Nước đã tràn vào nhà máy trong khi một số con đường bị ngập lụt. Công ty đang cố gắng khắc phục việc tắc nghẽn đường ống dẫn dầu thô và vận chuyển các sản phẩm như xăng dầu. Motiva Enterprises, thuộc sở hữu của công ty dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia.
Ngoài ra, công ty Colonial Pipeline điều hành đường ống dẫn dầu đến vùng biển phía Đông cũng thông báo phải hoạt động dưới công suất, điều này đã gây áp lực lên hệ thống năng lượng Mỹ. Nguyên nhân là do nguồn cung hạn chế từ các nhà máy lọc dầu ở xung quanh Houston, trong khi các cơ sở của công ty này tại Texas bị bão Harvey làm hư hại.
Cuối tuần qua, bão Harvey đã trút lượng mưa lên tới gần 2.000 mm xuống các khu vực bờ biển ở bang Texas và thành phố Houston, tương đương với 34.000 tỷ lít nước. Đến nay đã có ít nhất 7 người thiệt mạng và hơn 30.000 người phải rời bỏ nhà cửa, sống trong các khu vực tạm trú./.
>> Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Texas đánh giá mức độ thiệt hại sau bão Harvey
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Texas đánh giá mức độ thiệt hại sau bão Harvey
08:36' - 30/08/2017
Trong ngày 29/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Texas để đánh giá mức độ thiệt hại do siêu bão Harvey gây ra sau khi đổ bộ vào bang này hôm 25/8 vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thành phố Houston ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm sau bão Harvey
08:26' - 30/08/2017
Thị trưởng thành phố Houston của Mỹ đã ban bố lệnh giới nghiêm đêm 29/8 trong bối cảnh thành phố này đang nỗ lực hạn chế nạn cướp bóc sau trận lụt lịch sử ở bang Texas.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu khí Mỹ phải chịu những thiệt hại lớn và lâu dài từ siêu bão Harvey
13:01' - 29/08/2017
Siêu bão Harvey đang hoành hành ở mỹ khiến ngành công nghiệp dầu khí của nước này phải chịu những thiệt hại to lớn và lâu dài.
-
Kinh tế Thế giới
Lũ lụt nghiêm trọng do siêu bão Harvey đã làm tăng nguy cơ dịch bệnh ở Mỹ
11:17' - 29/08/2017
Giới chức y tế Mỹ ngày 28/8 cảnh báo tình trạng lũ lụt nghiêm trọng do siêu bão Harvey đã làm tăng nguy cơ dịch bệnh ở nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.