Hậu Giang thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Năm 2023, tỉnh Hậu Giang lên kế hoạch thực hiện chương trình Chương trình mục tiêu Quốc gia từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 147 tỷ đồng đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 87 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 60 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2023, nguồn vốn đầu tư đã giải ngân hơn 64 tỷ đồng, đạt hơn 75% kế hoạch; vốn sự nghiệp đã giải ngân hơn 3 tỷ đồng đạt 5,37% kế hoạch.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, đến nay, đời sống của nhân dân cơ bản ổn định, nhận thức của cán bộ đảng viên ngày càng được nâng lên, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025, hoàn thành công nhận thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế đến nay tỉnh có 39/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu, tiêu chí bình quân là 17,8 tiêu chí trên xã.Người dân hài lòng rất cao đối với các xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong năm. Số sản phẩm OCOP cấp tỉnh được công nhận đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm.
Tỉnh Hậu Giang cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm trình Thủ tướng ban hành văn bản sửa đổi, hoàn thiện bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025 và quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025; đồng thời có văn bản quy định cụ thể về bộ máy giúp việc thực hiện chương trình cấp tỉnh, huyện.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hậu Giang được Trung ương hỗ trợ nguồn lực để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn ngân sách Trung ương góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương do ngân sách tỉnh hiện nay còn nhiều khó khăn.Tuy nhiên, điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn của tỉnh còn nhiều hạn chế do ngân sách địa phương chưa có nguồn, nên tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét cân đối thêm nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, do chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới được Trung ương quy định giai đoạn 2021 - 2025 đều cao hơn so với giai đoạn 2016 – 2020.
Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, từ nay đến năm 2025, Hậu Giang tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, nhất là vai trò của người đứng đầu. Cùng với đó, tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo và cơ quan tham mưu giúp việc ban chỉ đạo các cấp; làm tốt đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng sẽ tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, văn bản về quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo quy định; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân; tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”; thực hiện tốt thi đua, khen thưởng. Về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, địa phương xây dựng, trình ban hành các văn bản theo thẩm quyền; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về hỗ trợ sản xuất; về cơ chế huy động lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Về thực hiện các dự án, chính sách, nội dung thành phần, chương trình hỗ trợ cụ thể đối với từng Chương trình mục tiêu Quốc gia, Hậu Giang tập trung thực hiện hiệu quả 6 chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến cho các doanh nghiệp, cơ sở nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao. Song song đó là rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP./.- Từ khóa :
- hậu giang
- nông thôn mới
- khoa học công nghệ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang giải phóng mặt bằng cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
10:25' - 10/07/2023
UBND tỉnh Hậu Giang đang chỉ đạo tập trung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần 3, thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, giai đoạn 1, phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang đốc thúc tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 2 tuyến cao tốc
19:10' - 26/06/2023
UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch bồi thường, bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng liên quan đến thực hiện cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50'
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57'
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45'
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56'
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25'
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25'
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24'
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 2 : Hội tụ sức mạnh của đoàn kết
13:24'
Từ thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy nơi đây luôn hội tụ, thể hiện rõ nét nhất tinh thần và sức mạnh của đoàn kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 1: Tiên phong mở lối
13:23'
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang không ngừng nỗ lực “vì cả nước, cùng cả nước” để mãi xứng danh “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.