Hệ lụy của sự phát triển nóng điện mặt trời mái nhà
Trước áp lực phải trả lãi vay và duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp tại Gia Lai đã gửi đơn đến chính quyền địa phương và các bộ ngành trung ương.
Cụ thể, các doanh nghiệp cho biết nguồn vốn đầu tư cho các dự án điện mặt trời chủ yếu là vốn vay ngân hàng, chiếm tới 70-80%. Do đó việc sa thải một lượng lớn công suất điện mặt trời dẫn đến việc các doanh nghiệp mất nguồn thu không đủ trả tiền gốc, lãi vay, chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng.
Anh Phan Minh Thơ, Quản lý Công ty TNHH MTV Tiến Minh Gia Lai đầu tư điện mặt trời trang trại tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai chia sẻ, sau khi có cơ chế ưu đãi, doanh nghiệp đã mạnh dạn vay 12 tỷ đồng để đầu tư xây dựng dự án gần 1MWp. Ban đầu doanh thu của doanh nghiệp khá ổn định để cân đối trả nợ gốc và lãi vay trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, theo yêu cầu của Công ty Điện lực Gia Lai, mỗi tháng hệ thống điện mặt trời của đơn vị phải cắt giảm phát lên lưới từ 5 đến 6 ngày. Việc cắt giảm thường rơi vào khung giờ từ 8h sáng đến 15h chiều làm cho doanh nghiệp thiệt hại nặng.Cùng chung tình cảnh, anh Huỳnh Trần Hoàng Thắng, Quản lý Công ty TNHH MTV An An ở xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông cho biết, với việc phải vay gần 10 tỷ đồng để đầu tư công trình điện công suất 1MWp, hàng tháng doanh nghiệp phải trả nợ gốc 100 triệu đồng và khoảng 65 triệu đồng tiền lãi. Đây là số tiền lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19. Thêm vào đó thời gian qua Công ty điện lực Gia Lai luân phiên nhắn tin để cắt giảm điện mặt trời, có khi cắt giảm cả ngày. Mỗi tháng trung bình doanh nghiệp bị cắt giảm từ 8 đến 12 ngày, ước thiệt hại trên dưới 100 triệu đồng. Doanh nghiệp đang phải lo trả tiền lãi ngân hàng.
“Tình trạng cắt điện ngày càng nhiều, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Tôi đề nghị ngân hàng thương mại và chính quyền có chính sách hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp giảm bớt sức nặng về tài chính. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp rất khó khăn", anh Thắng khẳng định. Theo thống kê, toàn tỉnh Gia Lai hiện có gần 3.250 hệ thống điện mặt trời mái nhà được đấu nối phát điện lên lưới với tổng công suất hơn 600 MWp - vượt khả năng truyền tải của hạ tầng lưới điện. Thêm vào đó, tác động từ đại dịch COVID-19 làm ngưng trệ nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khiến nguồn cung điện càng vượt cầu. Để đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống điện, trước đó Công ty Điện lực Gia Lai đã bắt buộc phải điều tiết cắt giảm luân phiên công suất phát của các hệ thống điện mặt trời. Mới đây nhất, ngày 20/9, Công ty Điện lực Gia Lai tiếp tục có công văn gửi đến các đơn vị trực thuộc về phương án huy động nguồn điện mặt trời mái nhà. Theo đó, sẽ giảm công suất huy động đối với tất cả các hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trung áp, hạ áp từ ngày 20 – 26/9 với phương thức huy động tối đa công suất không vượt quá 50% công suất đặt. Đối với các khách hàng điện mặt trời có sử dụng điện để sản xuất kinh doanh thì tiết giảm 50% công suất phát ngược lên lưới. Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai Phạm Văn Binh nhận định, tổng công suất điện mặt trời như tỉnh Gia Lai là 600 MWp nhưng nhu cầu dùng điện không cao do tính toán phụ tải chưa chính xác, kéo theo doanh nghiệp bị tiết giảm công suất quá lớn. Từ đó, việc vận hành phát điện của các doanh nghiệp không đủ bù đắp lại các chi phí quản lý vận hành, trả vốn vay ngân hàng và các chi phí khác. Nếu như vấn đề này không được xử lý một cách sớm nhất thì nguy cơ phá sản hoặc sẽ dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội nên các doanh nghiệp gửi đơn lên các cấp chính quyền. “Về phía Sở Công Thương đã ra công văn yêu cầu Công ty Điện lực phải báo cáo kế hoạch tiết giảm, thời gian tiết giảm và công khai minh bạch việc tiết giảm này trên các phương tiện thông tin đại chúng, website… tránh gây phản ứng cho các doanh nghiệp. Thời gian tới, ngành công thương sẽ có văn bản gửi cho Tổng công ty Điện lực miền Trung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu phương án để nâng cao công suất khai thác cho các doanh nghiệp hoặc kiến nghị đến cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng mua bán điện như kiến nghị của doanh nghiệp”, ông Binh cho biết thêm. Các doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ Công Thương xem xét kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng đối với các hợp đồng mua bán điện đã ký đúng bằng thời gian tiết giảm, sa thải công suất. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công Thương và EVN xác định rõ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời, từ đó có quy định cụ thể đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện giảm lãi suất cho vay dự án điện mặt trời./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Quy định mới nhất về công suất phát tối đa của điện mặt trời mái nhà
06:04' - 27/09/2021
Theo Khoản 5, Điều 3 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg quy định, điện mặt trời mái nhà có công suất không quá 1 MW.
-
Chứng khoán
Hà Đô vận hành vượt công suất thiết kế điện mặt trời
10:32' - 26/09/2021
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) vừa cập nhật hoạt động kinh doanh về lĩnh vực năng lượng trong 8 tháng.
-
DN cần biết
Hàng chục nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà tại Kon Tum gửi kiến nghị
15:40' - 25/09/2021
Trước khi có động thái giảm huy động công suất điện của điện mặt trời áp mái ở các tỉnh trong khu vực, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam về vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.