Hệ quả của lãi suất tăng cao đối với người dân Canada
Tờ Toronton Star số ra mới đây đăng bài viết về vấn đề lãi suất ở Canada, trong đó nói rằng lãi suất không thể giải quyết được vấn đề chi phí về nhà ở và cũng chẳng làm lạm phát lương thực giảm xuống. Vậy tại sao Ngân hàng trung ương Canada (BoC) vẫn tiếp tục đi theo con đường này?
Theo bài báo, việc tăng lãi suất là thông tin mà người Canada lo ngại nhất. Khi lãi suất được công bố tăng lên 5%, những người lao động và gia đình của họ càng thêm lo lắng.Tăng lãi suất là một thảm họa. Nó không giải quyết được cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả và nó cũng chẳng có tác động tới lạm phát. Thay vào đó, nó sẽ tiếp tục đẩy chi phí nhà ở lên cao hơn và hoàn toàn không giải quyết được nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng cao.Chỉ riêng giá lương thực và nhà ở "đóng góp" 2/3 vào mức tăng lạm phát mà người tiêu dùng Canada phải trải qua trong tháng 5/2023. Lương thực và nhà ở là những thứ cần thiết đối với mỗi người dân ở bất cứ đâu, kể cả Canada.Báo cáo gần đây của Cơ quan Thống kê Canada đã chỉ ra rằng chi phí lãi vay thế chấp là nguyên nhân lớn nhất gây ra lạm phát trong tháng 6/2023. Việc BoC tăng lãi suất lần thứ 10 trong vòng 18 tháng qua sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? 1/4 chủ sở hữu nhà ở Canada nắm giữ một khoản vay thế chấp có lãi suất biến động. Hàng nghìn người khác gần đây đã gia hạn hoặc sẽ gia hạn các khoản thế chấp của họ trong những năm tới, làm tăng đáng kể các khoản thanh toán thế chấp. Nhiều người vay thế chấp là chủ nhà đang cho thuê. Họ sẽ phải tăng tiền thuê để trang trải chí phí bổ sung vừa kể trên và đẩy giá cả lên cao hơn nữa.Lãi suất không thể giải quyết được vấn đề chi phí về nhà ở và nó cũng chẳng làm lạm phát lương thực giảm xuống. Vậy tại sao BoC vẫn tiếp tục tăng lãi suất?BoC cho rằng nguyên nhân cơ bản của lạm phát lâu nay là do tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng tiền lương cao, các hộ gia đình có quá nhiều tiền tiết kiệm để sử dụng và dân số tăng khiến nhu cầu về nhà ở tăng lên.Trong các cuộc họp báo, các nhà hoạch định chính sách đều nói rằng kết quả của những áp lực về giá cả là do các tập đoàn vẫn tăng giá thường xuyên.Tuy nhiên, họ lại không giải quyết vấn đề các tập đoàn trục lợi từ tăng giá. Mỗi khi doanh nghiệp tăng giá, họ đều có quyết định và nhiều quyết định trong số đó dẫn đến biên độ lợi nhuận cao hơn.Lợi nhuận tính theo tỷ lệ GDP đạt trung bình 21% kể từ khi bắt đầu đại dịch và biên độ lợi nhuận cũng cao hơn. Cùng thời điểm đó, người lao động đã giảm sức mua và sau khi điều chỉnh lạm phát, tiền lương đã không theo kịp.Khủng hoảng dẫn đến cơ hội và có rất nhiều cơ hội lẽ ra có thể được tận dụng sau khi thoát khỏi tình trạng phong tỏa và trở lại cuộc sống bình thường. Đó là những cơ hội để xây dựng một thế giới công bằng và kiên cường hơn. Nhưng các nhà hoạch định chính sách lại cho phép các tập đoàn tận dụng cơ hội để bòn rút nhiều hơn những đồng tiền khó kiếm của người lao động.Bây giờ khi BoC tăng lãi suất cuộc sống lại càng trở nên khó khăn hơn./. Hà Linh (P/v TTXVN tại Ottawa)Tin liên quan
-
Ngân hàng
Người dân Canada ứng phó khó khăn tài chính do tác động của lãi suất tăng
08:11' - 25/07/2023
Kết quả một cuộc khảo sát được công bố ngày 24/7 cho thấy đa phần người Canada đang chuẩn bị cho những khó khăn tài chính sau lần tăng lãi suất mới đây nhất của Ngân hàng trung ương Canada.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhịp cầu chắp nối cho mối quan hệ Việt Nam-Canada
14:10' - 23/07/2023
Việc gây quỹ từ thiện này là một trong những hoạt động của Hội nhằm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Canada.
-
Kinh tế tổng hợp
Mức sống của người dân Canada thấp hơn so với những nền kinh tế phát triển
11:47' - 20/07/2023
Canada có thể sẽ gặp khó khăn về tăng trưởng kinh tế và thậm chí quốc gia này có thể xếp cuối bảng về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đến năm 2060.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.