Hệ thống robot VIBOT đã phát huy hiệu quả tại các bệnh viện dã chiến
Không cần mặc đồ bảo hộ, không có khả năng lây nhiễm virus và làm việc bền bỉ 24/7, hệ thống robot VIBOT - sản phẩm thiết thực từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng, Học viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc Phòng triển khai với các chức năng thiết kế và mục tiêu đặt ra như vận chuyển thức ăn, đồ dùng cho bệnh nhân, vật dụng y tế từ ngoài vào khu cách ly điều trị bệnh COVID-19 và ngược lại.
VIBOT đã trở thành những tình nguyện viên đắc lực tại các bệnh viện dã chiến. Từ Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang và hiện tại là Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống robot VIBOT đã phát huy hiệu quả tại các bệnh viện dã chiến với tiêu chí "ở đâu có dịch thì VIBOT 2 có mặt".
Nhiệm vụ của các VIBOT là phân phát cơm, thuốc, đồ dùng cho bệnh nhân, vật dụng y tế từ ngoài vào khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 và ngược lại.
* Sản phẩm từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia Tháng 4/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới, cả nước phải gồng mình chống đỡ với dịch, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thấy sự cần thiết phải triển khai nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao ứng dụng vào công tác phòng chống dịch COVID-19.Căn cứ vào tình hình thực tiễn, nguồn lực, cơ sở vật chất, kinh nghiệm tổ chức nhiệm vụ, Bộ Khoa học và công nghệ đã giao Học viện Kỹ thuật quân sự khẩn trương triển khai thực hiện đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo Hệ thống robot y tế vận chuyển trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao”.
Sản phẩm chính của đề tài là hệ thống robot y tế vận chuyển (đặt tên là VIBOT) có chức năng thay thế nhân viên y tế vận chuyển các giá đựng đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm và các đồ vật khác từ khu vực tập kết (ở ngoài khu cách ly) đến các buồng bệnh (trong khu cách ly) để cung cấp cho bệnh nhân; vận chuyển giá đựng rác đến các buồng bệnh để nhận rác và vận chuyển ra khu tập kết rác thải; di chuyển đến các buồng bệnh để y bác sĩ, người nhà (ở ngoài khu cách ly) giao tiếp từ xa với bệnh nhân.
Đề tài được triển khai theo 2 giai đoạn với các yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm khác nhau. Giai đoạn 1 yêu cầu trong vòng 1 tháng phải thiết kế, chế tạo được hệ thống robot y tế vận chuyển VIBOT 1 gồm 1 Trung tâm giám sát, điều khiển và 1 robot di chuyển theo đường dẫn có từ tính, nhằm hỗ trợ hoặc thay thế một phần nhân viên y tế và tạp vụ trong một không gian hạn chế có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt là khu vực cách ly với dịch COVID-19.Sau 2 tuần thực hiện, hệ thống VIBOT 1 đã được chế tạo, lắp đặt và triển khai tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Hà Nội để phục vụ người nghi mắc COVID-19.
Sau 1 năm thực hiện, tháng 4/2021, hệ thống robot y tế vận chuyển VIBOT 2 đã được lắp đặt, vận hành thử nghiệm để đánh giá các tính năng kỹ thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Trong quá trình thử nghiệm, VIBOT 2 đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của y bác sĩ, bệnh nhân và các chuyên gia để hoàn thiện, bổ sung các tính năng cần thiết trước khi triển khai trong các khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19.
* Tình nguyện viên đắc lực Ngay sau khi vận hành thử nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và hoàn thiện sản phẩm, cuối tháng 4/2021, hệ thống VIBOT 2 gồm 1 Trung tâm giám sát, điều khiển và 3 robot đã được triển khai tại khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Bạch Mai - Cơ sở 2 (Phủ Lý - Hà Nam).Tại đây, hệ thống được triển khai trên 3 tầng nhà của khu Zone-6 để phục vụ hơn 150 (có thời điểm gần 200) bệnh nhân COVID-19 thuộc diện F0 không triệu chứng. Qua quá trình sử dụng, các y bác sỹ tại Bệnh viện Bạch Mai Cơ sở 2 đã đánh giá hệ thống robot VIBOT-2 rất phù hợp để hỗ trợ, thay thế nhân viên y tế vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác trong khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao như dịch COVID-19 hiện nay.
VIBOT 2 có các tính năng giao tiếp và truyền thông ngoài kế thừa sản phẩm giai đoạn 1, có thay đổi để đáp ứng yêu cầu về tính thông minh, đồng bộ, tự chủ cao, khả năng điều khiển đồng thời nhiều robot, nhiệm vụ đa dạng, trong phạm vi rộng.Từ Trung tâm có thể giám sát và điều khiển được cùng lúc nhiều robot như: theo dõi trạng thái kỹ thuật, thiết lập chương trình đưa đồ ăn, thuốc, thu rác, điều khiển di chuyển từng robot.
Ngoài ra, ở phiên bản VIBOT 2, hệ thống còn được phát triển thêm 2 giao thức điều khiển robot là giám sát, điều khiển robot từ thiết bị cầm tay có kết nối wifi (như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh…) hoặc điều khiển trực tiếp trên màn hình của robot.
Chính vì thế, việc mở rộng phạm vi hoạt động của robot hoặc bổ sung số lượng robot để hoạt động theo nhóm có thể được thực hiện dễ dàng.
Cuối tháng 5/2021, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Bắc Giang, Học viện Kỹ thuật quân sự đã nhanh chóng thiết lập bổ sung 1 Trung tâm giám sát, điều khiển và đưa 2 robot đang chạy thử nghiệm kỹ thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về làm công tác chuẩn bị và triển khai tại khu vực điều trị bệnh nhân F0 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.Tại đây, trong hơn 1 tháng cao điểm của dịch COVID-19 (từ 1/6/2021 đến đầu tháng 7/2021), hệ thống robot VIBOT 2 đã hỗ trợ điều trị hàng trăm bệnh nhân F0, góp phần giảm tải cho nhân viên y tế, phòng tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly.
Cuối tháng 7/2021, khi tình hình dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã chủ động xin ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ nhanh chóng chuyển hệ thống VIBOT 2 đang triển khai tại Bệnh viện Bạch Mai (Cơ sở 2) vào phục vụ phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 9/8/2021, đoàn công tác của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã lên đường triển khai hệ thống robot VIBOT 2 tại Bệnh viện dã chiến số 7 (phường An Khánh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).Tại đây, hệ thống robot VIBOT 2 tiếp tục cho thấy khả năng hoạt động trơn tru, thể hiện được hết các chức năng thiết kế và mục tiêu đặt ra như: vận chuyển thức ăn, đồ dùng cho bệnh nhân, vật dụng y tế... từ ngoài vào khu cách ly và ngược lại.
Ông Đỗ Quốc Quang, Ban Chủ nhiệm Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao, ủy viên phản biện Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, Tổ chuyên gia tư vấn đánh giá, nghiệm thu và ủy viên phản biện của Hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá: Trong thời gian gấp, nhưng nhóm nghiên cứu đã thực hiện được đầy đủ các nội dung đặt ra, trong đó có nhiều nội dung vượt mục tiêu.Đặc biệt, kết quả triển khai hệ thống robot vào thực tế hỗ trợ các bệnh nhân COVID-19 trong các khu cách ly đã mang lại hiệu quả.
Kết quả đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo robot y tế vận chuyển trong khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao” và hiệu quả ứng dụng sản phẩm nghiên cứu hệ thống robot VIBOT vào thực tiễn phòng chống dịch cho thấy tầm nhìn chiến lược, sự định hướng đúng đắn của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như năng lực, sự quyết tâm của đơn vị thực hiện, triển khai kịp thời các nhiệm vụ khoa học và công nghệ mang tính công nghệ cao vào hỗ trợ công tác phòng, chống dịch nói riêng cũng như trong định hướng phát triển khoa học công nghệ của đất nước nói chung.
Trong tương lai, VIBOT 2 đang được cải tiến để đo chỉ số trong máu và thân nhiệt của bệnh nhân và cung cấp nhiều tính năng hơn để hỗ trợ tối đa tuyến đầu tại những vùng tâm dịch./.Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Thái Bình: Trang bị “lá chắn số” cho người dân nông thôn
08:23'
Tỉnh Thái Bình đang nỗ lực trang bị "lá chắn số" cho người dân ở khu vực này, đặc biệt là những người cao tuổi.
-
Công nghệ
Gánh nặng năng lượng từ công nghệ AI ngày càng tăng
14:42' - 23/05/2025
Một phân tích mới đây đã tiết lộ rằng các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chiếm gần một nửa mức tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu vào cuối năm nay.
-
Công nghệ
Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật
14:14' - 23/05/2025
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 02/6/2025.
-
Công nghệ
Anthropic “trình làng” các mô hình Claude AI cải tiến
10:47' - 23/05/2025
Ngày 22/5, công ty công nghệ Anthropic đã công bố các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Claude thế hệ mới và tuyên bố sẽ thiết lập các tiêu chuẩn mới cho khả năng suy luận, mã hóa và tác nhân kỹ thuật số.
-
Công nghệ
Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số
08:31' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025.
-
Công nghệ
“Phù thủy thiết kế” của Apple gia nhập OpenAI
18:18' - 22/05/2025
Mặc dù không tiết lộ chi tiết về thiết bị mới nhưng Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman hào hứng cho biết nguyên mẫu mà ông Jony Ive đang ấp ủ “chính là công nghệ tuyệt vời nhất.
-
Công nghệ
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
18:15' - 22/05/2025
Thông báo trên đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai gã khổng lồ công nghệ, với mục tiêu giành quyền thống trị trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
-
Công nghệ
Phổ cập tri thức về chuyển đổi số cho mọi tầng lớp nhân dân
13:30' - 22/05/2025
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã giới thiệu khung kiến thức, kỹ năng số, nền tảng bình dân học vụ số đến 4 nhóm đối tượng, trong đó có người dân, học sinh, sinh viên.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên
07:30' - 22/05/2025
Tỉnh Lào Cai xác định rõ muốn khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương phải lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đòn bẩy chiến lược