Hiện thực hóa "giấc mơ" điện gió
Với tiềm năng của mình, Việt Nam có thể phát triển hàng trăm nghìn MW điện gió cả trên đất liền và ngoài khơi. Dù vậy, hiện nay, Việt Nam mới chỉ đưa vào một số dự án điện gió với tổng công suất hơn 300 MW, khá chậm so với mức 800 MW vào năm 2020 được đưa ra trong Quy hoạch Điện VII (hiệu chỉnh).
Nhiều chuyên gia cho rằng, để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, cần có thêm chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đấu nối, truyền tải điện...
* Chưa như kỳ vọng Báo cáo từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho hay, tiềm năng nguồn điện gió Việt Nam có thể phát triển lên đến hàng trăm nghìn MW; trong đó, tiềm năng điện gió ngoài khơi chiếm từ 50 – 60%. Thế nhưng tới thời điểm hiện tại, ngoài các dự án điện gió trên đất liền, chúng ta mới chỉ có duy nhất 1 dự án điện gió ngoài khơi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khảo sát là dự án điện gió Thanglong Wind - khu vực ngoài khơi mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận. Trên thực tế, các dự án điện gió ở Việt Nam chưa nhiều. Các dự án được đưa vào khai thác có thể kể đến như: Nhà máy Điện gió Bạc Liêu (99.2 MW), Tuy Phong (30 MW), Phú Qúy (6 MW) và Phú Lạc (24 MW)... Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng điện gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng công suất hơn 513.000 MW, cao gấp 6 lần công suất dự kiến của ngành điện vào năm 2020 và lớn hơn nhiều so với tiềm năng các nước trong khu vực như: Thái Lan (152.392 MW), Lào (182.252 MW) và Campuchia (26.000 MW). Như vậy, con số dự kiến khai thác được của nguồn điện này vẫn còn quá khiêm tốn. Tại Việt Nam, nguy cơ thiếu điện đã được chỉ ra và việc có thêm các nguồn cung điện là rất khó khăn khi có đến hàng chục dự án điện chậm tiến độ. Theo báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), trong số 62 dự án có công suất lớn trên 200 MW thì chỉ 15 dự án đạt tiến độ. Còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong Quy hoạch Điện VII (hiệu chỉnh). Cho nên, trong giai đoạn 2021-2025 có khả năng xảy ra thiếu điện. Trong bối cảnh đó, các nguồn năng lượng mới từ điện gió, điện mặt trời là nguồn bổ sung rất quan trọng cho nhu cầu tiêu thụ điện. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhận định, điện gió trong những năm tới sẽ là giải pháp năng lượng sạch cho Việt Nam, bởi tiềm năng ở Việt Nam trong lĩnh vực này là rất lớn; trong đó, phải kể đến đại dự án điện gió Thanglong Wind ngoài khơi mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận. Dự án điện gió Thanglong Wind có công suất 3.400 MW, với số vốn lên đến 11,9 tỷ USD. Nếu được triển khai thành công, dự án sẽ cung cấp một lượng điện sạch rất lớn cho hệ thống điện Việt Nam. Điều này cũng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường trong tương lai. Đây cũng là một dự án tận dụng được các nhà thầu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa và có thể đưa Việt Nam tiến một bước mới trong lĩnh vực điện gió. Theo ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng sạch rất lớn cần nghiên cứu, đánh giá, đề xuất lộ trình khai thác hợp lý. Tuy nhiên, để có thể chuyển được từ tiềm năng kỹ thuật sang tiềm năng thương mại, cần nhìn nhận được các khó khăn vướng mắc để tìm giải pháp vượt qua về chính sách khuyến khích, kỹ thuật phức tạp, tác động môi trường...* Gỡ khó
Tại Quy hoạch Điện II (hiệu chỉnh), Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu công suất điện gió 800 MW vào năm 2020; tăng lên 2.000 MW vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030. Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ đã đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực điện gió tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó, mức giá mua điện 8,5 Uscents/kWh cho dự án trên đất liền và 9,8 Uscent/kWh cho dự án điện gió trên biển được xem là khá hấp dẫn. Nhiều chuyên gia cho rằng, với mức giá hấp dẫn cho điện gió, khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến sự tham gia đầu tư ồ ạt của loại hình năng lượng này. Điều này tiếp tục kéo theo những khó khăn cho hệ thống truyền tải của Việt Nam. Chia sẻ về vấn đề này, bà Hương Trần, Giám đốc thương mại Công ty Mainstream Renewable Power Việt Nam (công ty chuyên đầu tư năng lượng tái tạo của Ireland) cho hay, hạ tầng cho ngành điện luôn là rào cản khi các nhà đầu tư đưa ra quyết định. Các dự án điện gió thường ở những nơi có phụ tải thấp, cần thời gian và vốn lớn để xây dựng lưới điện truyền tải. Theo ông Trần Viết Ngãi, với các dự án năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng, để giải quyết vấn đề truyền tải, cần quan tâm là vốn đầu tư cho phần điện, gồm: đường dây và trạm, kể cả đường dây và trạm biến áp 500 kV, 220 kV… sẽ do chủ đầu tư làm hay do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chịu trách nhiệm thì cần xác định sớm. Với dự án điện gió Thanglong Wind, ông Ngãi cho rằng, một dự án lớn với công suất 3.400 MW, thì vấn đề lớn cần quan tâm ngay từ bây giờ là Chính phủ và Bộ Công Thương nghiên cứu cho phép các đơn vị chuyên ngành lập quy hoạch về phát triển điện lực bổ sung vào Quy hoạch Điện VII (hiệu chỉnh), liên quan cả dự án và vấn đề truyền tải điện. Để làm rõ hơn giá trị kinh tế của điện gió ngoài khơi với nền kinh tế Việt Nam và hướng tháo gỡ những khó khăn, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam sẽ tổ chức một hội thảo chuyên biệt cho điện gió; trong đó, sẽ có ý kiến đánh giá từ nhiều chuyên gia trong - ngoài nước, cùng các tập đoàn lớn quốc tế về điện gió như EnterPrize Energy.Theo ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy, chủ đầu tư dự án dự án điện gió Thanglong Wind, về vấn đề truyền tải, để triển khai dự án, Tập đoàn đã thảo luận với đơn vị tư vấn xem xét hệ thống có thể chịu tải bao nhiêu MW và phải củng cố lưới điện như thế nào khi thực hiện đấu nối. Ngay từ giai đoạn đầu tiên, đơn vị cũng sẽ xây dựng cơ sở đảm bảo kết nối về dài hạn, như: một số trạm, đường dây chờ sẵn cho kết nối dưới lòng biển để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
Để thúc đẩy triển khai năng lượng điện gió, Chính phủ Việt Nam đã có cơ chế rất hấp dẫn về giá. Tuy nhiên, về thời hạn của mức giá này chỉ đến tháng 11/2021, tức là chỉ còn khoảng 2 năm nữa cho các dự án điện gió đi vào vận hành để hưởng mức giá này.
“Để xây dựng thành công dự án điện gió ngoài khơi, sẽ mất thời gian khoảng 2 năm cho mỗi giai đoạn dự án, trong khi các dự án trên đất liền sẽ có thời gian ngắn hơn. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam có thể có cơ chế giá theo hướng bậc thang xuống, ban đầu giá này có thể cao, nhưng sau trong quá trình thực hiện dự án có thể hạ giá xuống. Điều này sẽ giúp chúng tôi huy động tài chính một cách dễ dàng hơn”, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy nói./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết điểm nghẽn cho phát triển năng lượng tái tạo
15:39' - 27/11/2019
Một cơ chế đấu thầu cũng không giải quyết được hết vấn đề. Điều quan trọng là cần áp dụng áp dụng đấu thầu với quy trình tốt để đảm bảo sàng lọc trước những bên tham gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Tư nhân đầu tư lưới điện: Chờ Nghị định từ Chính phủ
17:02' - 19/11/2019
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng các bộ, ngành nghiên cứu và tham mưu để báo cáo Chính phủ, Quốc hội, đa dạng hóa các nguồn đầu tư vào phát triển hệ thống truyền tải điện
-
Kinh tế & Xã hội
EIA: Năng lượng tái tạo sẽ chiếm gần 50% sản lượng điện toàn cầu
18:11' - 03/10/2019
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 2/10 dự báo đến năm 2050, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng tỷ trọng và chiếm tới 49% sản lượng điện toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố giấy phép khảo sát dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà
11:47' - 13/06/2019
Tập đoàn Enterprize Energy (EE) đã công bố giấy phép khảo sát dự án điện gió Thanglong Wind – khu vực ngoài khơi mũi Kê Gà, Bình Thuận, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
BIC đẩy mạnh số hóa dịch vụ bảo hiểm
11:44' - 28/04/2025
Từ 26/4/2025, ứng dụng bảo hiểm số MyBIC với giao diện hoàn toàn mới, thân thiện, dễ sử dụng sẽ chính thức ra mắt hướng tới các khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của BIC.
-
Doanh nghiệp
Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ
08:06' - 28/04/2025
Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp
Hưng Yên mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản
08:00' - 28/04/2025
Tận dụng các nền tảng mạng xã hội, thời gian qua, nhiều nông dân Hưng Yên đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cập nhật kế hoạch khai thác tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
20:27' - 27/04/2025
Vietnam Airlines điều chỉnh kế hoạch khai thác toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
-
Doanh nghiệp
EVNSPC tiếp tục đóng điện thêm 4 công trình 110kV
10:24' - 27/04/2025
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đóng điện 4 công trình lưới điện trọng điểm 110kV tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp.
-
Doanh nghiệp
Trạm biến áp 220kV KonTum được nâng công suất lên 500MVA
10:22' - 27/04/2025
EVNNPT cùng NPTPMB đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện công trình Nâng công suất Trạm biến áp 220kV Kon Tum từ 375MVA lên 500MVA.
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Trung xây dựng các kịch bản cung ứng điện linh hoạt
09:00' - 27/04/2025
Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ chủ động xây dựng các kịch bản cung ứng điện linh hoạt, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án lưới điện được giao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay
12:15' - 26/04/2025
Việc hoàn thành dự án Lắp đặt bổ sung tụ bù ngang trên lưới điện miền Bắc năm 2025 sẽ giúp tăng cường bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay.
-
Doanh nghiệp
VCCI: Cân nhắc quy định thuế GTGT với tài nguyên khoáng sản và xuất khẩu
10:39' - 26/04/2025
Theo doanh nghiệp, các quy định thuế GTGT hiện chưa phù hợp, không phân biệt sản phẩm tài nguyên khoáng sản thô hay đã chế biến sâu. Quy định cũng cần cân nhắc ở việc tăng chi phí doanh nghiệp