Hiện hữu nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu Chính phủ cùng các địa phương không có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đứt gãy toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh - xuất nhập khẩu thủy sản sẽ hiện hữu ngay trước mắt.
Cho tới nay, đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông Nam Bộ đóng cửa. Tất cả doanh nghiệp khảo sát đều cho rằng, tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để doanh nghiệp duy trì sản xuất trong thời gian ngắn, không thể kéo dài hơn 1 tháng.
Trong khi đó, tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trung bình từ 40-50%. Ngoài Cà Mau có tỷ lệ tiêm nhanh và cao nhất, các địa phương khác có tỷ lệ tiêm khá thấp và chậm.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu (3 địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước), hiện nay diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở các địa phương vẫn phức tạp.
Các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên không chỉ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm, mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến từ 60-70% do thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện tại, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường, nhưng nếu Chính phủ và địa phương nhanh chóng có giải pháp kiểm soát dịch bệnh ngay thì doanh nghiệp vẫn còn cơ hội để phục hồi sản xuất, giá tôm sẽ tăng trở lại.
Từ tháng 9 trở đi là thời điểm các nhà máy bước vào cao điểm thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu nhưng với tình hình hiện tại thì chắc chắn nguồn cung tôm sẽ bị đảo lộn, thiếu hụt cho tới cuối năm, thậm chí kéo dài sang năm 2022.
Tương tự, từ cuối tháng 7/2021, khi dịch COVID-19 lây lan nhanh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì các doanh nghiệp chế biến cá tra hứng chịu đầu tiên, có tới 50% doanh nghiệp tại một số địa phương ở vùng trọng điểm phải đóng cửa. Cá tra nuôi tại ao của công ty vượt size do các nhà máy ngừng hoạt động hoặc giảm tối đa công suất.
Một số doanh nghiệp nuôi cá tra có thời gian nuôi bị kéo dài, mật độ lớn khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện nay, ước tính, công suất hoạt động của toàn ngành cá tra chỉ còn từ 10-20% so với trước thời điểm có dịch.
Tại Hậu Giang, hầu hết nhà máy thủy sản đã đóng cửa vì không đáp ứng được điều kiện “3 tại chỗ” do thiếu công nhân, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, nhiều nhà máy chế biến nằm trong “vùng đỏ” nên toàn bộ lao động từ “vùng xanh” không tới làm việc được.
Một số nhà máy thời gian đầu cố gắng thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì công ăn việc làm cho người lao động, trả hợp đồng các đơn hàng đã ký, tuy nhiên cũng buộc phải ngưng hoạt động sau 1 tháng do phát sinh chi phí như: tiền thuê khách sạn, ký túc xá, nhà ở, lương, tiền ăn, chăm sóc y tế, thuê cán bộ y tế xét nghiệm cho công nhân quá lớn.
Những doanh nghiệp khác ngưng hoạt động thì chuyển hàng từ kho trữ để trả dần đơn hàng cho khách. Cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều đã cạn cả về nguyên liệu lẫn thành phẩm trong kho nên phải dừng hoạt động hoàn toàn. Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra tại Bến Tre đã ngừng chế biến cá tra từ đầu tháng 8/2021 do việc đi lại, vận chuyển, nuôi trồng gặp khó khăn, công nhân lo ngại bị nhiễm bệnh nên cũng xin nghỉ. Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến được chích vaccine hiện vẫn dưới 15%.Để cầm cự sản xuất, một số doanh nghiệp cố gắng chế biến nghêu nhưng giá thấp nên cũng đang xem xét ngưng hoạt động. Thêm nữa, không ít khách hàng nhập khẩu đòi hủy hợp đồng và tìm khách hàng thay thế với lý do chậm tiến độ giao hàng.
Còn tại Đà Nẵng, sau khi thành phố thông báo giãn cách xã hội thì toàn bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng đã đóng cửa. Một số doanh nghiệp dự kiến thực hiện “3 tại chỗ” để sản xuất cầm cự nhưng thiếu công nhân chế biến sâu trầm trọng.Doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã xác định hoạt động cầm chừng bằng cách thu mua tôm nguyên liệu để làm hàng tôm PD đơn giản (tôm lột vỏ, lấy chỉ). Tuy nhiên, giá tôm loại này của Việt Nam không thể cạnh tranh được với tôm Ấn Độ và Ecuador trên nhiều thị trường.
Ngoài ra, tại các địa phương ven biển như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, doanh nghiệp đã giảm tối đa công suất chế biến, hoạt động cầm chừng.Cả người dân và doanh nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn do một số cảng cá bị phong tỏa do có ca nhiễm COVID-19, tỷ lệ công nhân và người lao động được tiêm vaccine rất thấp, chi phí cho hoạt động “3 tại chỗ” quá cao.
Nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc tới phương án sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn nếu trước 15/9, tình hình dịch bệnh ở các địa phương chưa được ngăn chặn và các biện pháp giãn cách xã hội còn tiếp tục kéo dài.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, bên cạnh việc hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho các doanh nghiệp theo Nghị quyết 97/NQ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2021 các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Nhà nước xem xét mở Quỹ Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Tai nạn để chung tay cùng các doanh nghiệp trong việc chi trả lương, bảo hiểm cho người lao động./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Làm gì để đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu thế giới?
16:15' - 30/08/2021
Công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng, góp phần định hướng và thúc đẩy phát triển sản xuất thủy sản, tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Hậu Giang phối hợp Quân khu 9 hỗ trợ thu hoạch, tiêu thụ nông thủy sản
19:33' - 19/08/2021
Chiều 19/8, UBND tỉnh Hậu Giang và Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã ký kết kế hoạch phối hợp giúp nhân dân thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh trong điều kiện dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.