Hiến kế các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch năm 2025, ngày 26/10, nhiều đại biểu Quốc hội tỏ ra lo lắng vì giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả thấp (hiện mới chỉ đạt 47,29% kế hoạch năm).
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này không có gì mới, vẫn là do vướng mắc giải phóng mặt bằng, bồi thường, xác định giá đất, chính sách tái định cư, tình trạng né tránh đùn đẩy, cộng thêm thiên tai bão lũ và mưa kéo dài ảnh hưởng thi công.
“Chính phủ đã nhận diện và đang tăng cường thành lập các đoàn công tác để đôn đốc, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, phấn đấu đạt thấp nhất 95% kế hoạch”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết. Liên quan tới giải quyết các dự án tồn đọng, kéo dài, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án. Ngoài Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Phó Trưởng Ban, các thành viên của Ban chỉ đạo còn gồm rất nhiều trưởng ngành khác, bao gồm cả Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… “Ban chỉ đạo sẽ rà soát các dự án ách tắc, đang đắp chiếu cả chục năm nay, trên cơ sở đó sẽ phân loại xem đâu là lỗi của nhà đầu tư, đâu là lỗi của nhà nước để tìm ra cách xử lý. Đảm bảo nguyên tắc không hợp pháp hóa cái sai mà phân rõ trách nhiệm và tìm ra cách giải quyết từng nhóm vấn đề. Nếu làm được, sẽ khơi thông cho nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới rà soát được 160 dự án với 59.000 tỷ đồng, thực tế chắc chắn còn nhiều hơn rất nhiều. Lần này, chúng ta sẽ tổng rà soát cả nước xem mỗi địa phương còn ách tắc bao nhiêu dự án, bao nhiêu tiền, đâu là những nhóm nguyên nhân chính để tìm ra giải pháp. Việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án đắp chiếu không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn giải phóng nguồn vốn lớn, giúp tăng thu ngân sách, đóng góp ngay cho tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư cho hay, Chính phủ đang quyết tâm rất lớn song cũng xác định đây là vấn đề rất khó. Nguyên nhân là nhiều dự án đắp chiếu quá lâu, nhiều trường hợp sai phạm phức tạp kéo dài, phạm vi rộng. Cũng tại phiên thảo luận tổ về kinh tế xã hội năm 2024, kế hoạch 2025, ngày 26/10, nhiều đại biểu rất lo ngại tình hình giải ngân đầu tư công chậm và quá thấp, đã nói rất nhiều năm, nhưng năm nay tiếp tục thấp hơn cùng kỳ.Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 của cả nước ước đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (51,38%), có nhiều nguồn vốn phải xin kéo dài thời gian, điều chuyển, trong khi nhiều dự án thì chờ vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, lãng phí cơ hội rất nhiều.
Đây là hạn chế mà Chính phủ phải đặc biệt lưu ý, là điểm nghẽn tác động tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn Tp. Hồ Chí Minh) chỉ ra, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công xuất phát từ các thủ tục phức tạp và quy trình rườm rà. Điều này không chỉ làm chậm tiến độ thực hiện các dự án mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, sự chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực quốc gia. Để khắc phục tình trạng này, Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị xây dựng một luật sửa đổi nhiều luật, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư công và các dự án đang gặp khó khăn. Đây là bước đi quan trọng để khơi thông nguồn vốn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các dự án đầu tư công. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp. Hồ Chí Minh) cũng nhấn mạnh đến giải pháp đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, làm một luật để sửa nhiều luật, tháo gỡ ách tắc trong đầu tư công; trong đó, tháo gỡ các dự án đang ách tắc hiện nay. “Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, rà soát thật kỹ vốn đầu tư công năm 2025, tránh tình trạng các Chương trình được ưu tiên dành nguồn lực nhưng thực tế không triển khai được, rất lãng phí”, Đại biểu Triệu Quang Huy (đoàn Lạng Sơn) đề nghị. Đóng góp thêm giải pháp, Đại biểu Trần Kim Yến đề nghị, Chính phủ cần nghiên cứu lại quy trình, thủ tục để tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân và cải thiện hiệu quả đầu tư công. “Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, đối mặt với khó khăn tài chính và duy trì hoạt động”, Đại biểu Trần Kim Yến cho hay. Cùng với đó, nhiều đại biểu Quốc hội đều đề nghị Chính phủ cần nhìn nhận rõ nguyên nhân ở đâu để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa lọt Top 5 tỉnh dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công
16:13' - 25/10/2024
Tính đến ngày 20/10/2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 9.206 tỷ đồng, bằng 65,2% kế hoạch, cao hơn 10,1% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong quý cuối năm
15:07' - 22/10/2024
Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong tổ chức triển khai, nhất là đối với các dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, trải dài trên nhiều địa phương.
-
Tài chính
Còn nhiều tỉnh, thành chậm giải ngân vốn đầu tư công Chương trình mục tiêu quốc gia
22:18' - 20/10/2024
Bộ Tài chính vừa có báo cáo Chính phủ về tình hình thanh toán vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia nguồn ngân sách nhà nước tháng 8/2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Brazil khẳng định trở thành cầu nối cho Việt Nam vào Mercosur và Mỹ Latinh
19:54'
Tổng thống Brazil khẳng định sẵn sàng trở thành cầu nối cho Việt Nam vào khu vực Mercosur và Mỹ Latinh; đồng thời mong muốn Việt Nam làm cầu nối, điểm tựa quan trọng để Brazil vào thị trường ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng – Đà vươn ra biển lớn, xứng tầm quốc gia và quốc tế
19:49'
Chiều 29/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ thành phố Đà Nẵng và Ban Thường vụ tỉnh Quảng Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Hải Dương quý I đạt hai con số
19:01'
Theo Đảng ủy UBND tỉnh Hải Dương, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá so sánh) quý I ước đạt 30.193,8 tỷ đồng, tăng 10,94% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer
18:13'
Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị ông Francisco Gomes Neto, Chủ tịch Tập đoàn Embraer của Brazil hợp tác phát triển ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025
18:12'
Chiều 29/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách nào để thu hút dòng vốn FDI trong kỷ nguyên mới?
17:51'
Nhiều chính sách đang được các bộ ngành tập trung thực hiện nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư này trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có dư địa lớn về thương mại điện tử xuyên biên giới
17:10'
Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử không chỉ có vai trò trụ cột trong nền kinh tế số, thúc đẩy thị trường nội địa phát triển mà còn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tăng cường đầu tư hoàn thiện hạ tầng chuyển đổi số
17:02'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng chương mới trong quan hệ hợp tác Bỉ - Việt Nam
16:30'
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đến Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.