Hiến kế gỡ dự án treo
Mặc dù, Chính phủ, các cấp ngành và địa phương liên tục cảnh báo về tình trạng "ôm đất", chiếm dụng quyền sử dụng đất của một số tổ chức, cá nhân doanh nghiệp nhưng đâu đó vẫn tồn tại tình trạng dự án "treo", gây nhiều bất bình trong dư luận xã hội.
Nhiều dự án đã triển khai song chậm tiến độ dẫn tới những bế tắc về tài chính, về điều hành dự án và khó khăn trong việc thu hồi.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế và giới nghiên cứu, về cơ bản là do vẫn còn nhiều quy định liên quan đến các "dự án treo", dự án chậm tiến độ còn chưa rõ ràng dẫn tới sự bế tắc trong triển khai thực hiện.
Cụ thể, luật cũng chưa quy định rõ, giả sử khi đến hạn, chủ đầu tư mới triển khai được 10% dự án thì có khác gì so với những chủ đầu tư đã triển khai được 99% dự án hay không? Dù khác hay không thì việc Nhà nước thu hồi là đương nhiên, song thu hồi sao cho hợp tình hợp lý khiến chủ đầu tư khâm phục khẩu phục mới là quan trọng.
GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, theo quy định của pháp luật, nhưng cũng phải tùy vào tính chất, mức độ cụ thể của từng dự án mới có thể đưa ra kết luận. Vì thế, cần đa dạng hơn các hình thức xử lý. Ví dụ như, chủ đầu tư chậm bao nhiêu thời gian thì phải nộp thêm một khoản tiền tương ứng, càng chậm nhiều thì càng phải nộp thêm nhiều tiền.Việc thu hồi dự án chậm tiến độ không dễ. Bởi không có chủ đầu tư nào muốn "buông" dự án dù không triển khai được. Chủ đầu tư khi nhận dự án, dù ít, dù nhiều cũng đã bỏ nhiều chi phí trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án. Nếu thu hồi trên nguyên tắc không bồi thường thì chủ đầu tư sẽ mất không. Việc thu hồi cần cương quyết nhưng cũng phải có giải pháp hợp lý, hợp tình.
Sau khi thu hồi quỹ đất, nên trả lại cho người dân sản xuất nếu đó vẫn là cánh đồng bỏ hoang, chưa xây dựng. Còn đối với những dự án đô thị cần thiết phải triển khai trong giai đoạn này thì phải thực hiện đấu thầu để giao cho nhà đầu tư mới. Tiền thu được từ việc đấu thầu, sau khi trừ vào nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước, phần dôi dư còn lại cần tính toán để bồi thường cho chủ đầu tư cũ trong trường hợp họ đã thực hiện đầu tư một phần. Mặt khác, khi đấu thầu dự án và giao cho chủ đầu tư mới triển khai còn giúp giải quyết được quyền lợi của nhà đầu tư thứ cấp đã góp vốn vào dự án. Nếu tiếp tục để dự án "nằm chờ" thì sẽ có rất nhiều nguồn lực chôn vùi trong đất. Đối với các dự án mới, để tránh tình trạng "ôm đất" không triển khai, cần phải tiến hành đồng bộ quy hoạch các dự án từ đầu tư công đến đầu tư tư nhân. Nếu như chưa có nguồn lực để triển khai các dự án hạ tầng giao thông, đầu tư công thì chưa vội cấp phép cho những dự án "ăn theo" hạ tầng đó được. Khi đầu tư công và đầu tư tư nhân được tiến hành đồng bộ thì mới hình thành nên hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh của các dự án kinh doanh thương mại theo quy hoạch.Theo Chuyên gia kinh tế Doãn Hồng Nhung, ngoài việc thu hồi các dự án treo, cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương cần xem xét các chế tài đối với hành vi: "nếu gây thiệt hại cho người dân khi chậm triển khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thì phải bồi thường cho người sử dụng đất". Đối với các quy hoạch và các dự án đang "bị treo", cơ quan chủ quản là Bộ Xây dựng cũng cần tăng cường kiểm tra, rà soát để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm với một hạn định rõ ràng, tránh việc chỉ đạo xong rồi để đấy.
Là người có nhiều thực tiễn tiếp cận và tham vấn, xử lý các dự án treo, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho rằng, việc thu hồi dự án treo và trả lại cho người dân còn phải cân nhắc tới Luật Đất đai sửa đổi. Theo đó, quan tâm đặc biệt tới giải pháp xác định và phân bổ lại giá trị đất đai tăng thêm theo nguyên tắc công bằng đối với những người tạo ra nó. Thực tế, tại nhiều dự án chủ đầu tư găm giữ đất do kỳ vọng vào khả năng giá trị đất đai tăng thêm nhờ quy hoạch hay hạ tầng mà không cần phải làm gì. Tại các nước phát triển, họ sử dụng sắc thuế đánh vào giá trị đất đai tăng thêm này để phân phối hợp lý và xử lý ngay trong bồi thường, tái định cư trong thu hồi đất để phát triển các khu dịch vụ công cộng. Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, áp dụng tại Việt Nam, cần sớm có sắc thuế đánh vào giá trị đất đai tăng thêm và phương thức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các dự án phát triển hạ tầng làm cho giá trị đất đai tăng thêm. Mặt khác về dài hạn, cần thay đổi quan điểm về tiền sử dụng đất, cần coi đây là một sắc thuế. Trong đó, cần bỏ hẳn khái niệm tiền sử dụng đất mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Điều này sẽ triệt tiêu cơ chế xin – cho, minh bạch hóa hoạt động đầu tư đất. Đặc biệt giải quyết triệt để tình trạng dự án treo, dự án chậm tiến độ./.- Từ khóa :
- dự án treo
- dự án chậm tiến độ
- đất đai
- luật đất đai
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần kịp thời xử lý các dự án trọng điểm chậm tiến độ
19:05' - 31/10/2022
Ngày 31/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021.
-
Bất động sản
Bình Thuận công khai 43 dự án chậm tiến độ, không đưa vào sử dụng đất
10:18' - 31/10/2022
Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết đã công khai 43 dự án vì chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng trên địa bàn tỉnh.
-
Bất động sản
Thanh Hóa quyết định thu hồi 21 dự án chậm tiến độ
11:58' - 30/10/2022
Trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thu hồi đất 21 dự án với tổng diện tích 89,88 ha tránh lãng phí nguồn lực đất đai, dự án Khu công nghiệp Hoàng Long của Tập đoàn FLC.
-
Bất động sản
Còn hơn 18 nghìn ha đất vướng dự án chậm tiến độ, dự án treo
14:32' - 28/10/2022
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, đối với vấn đề lãng phí đất đai do các dự án chậm tiến độ, thời gian qua, đã có trên 10 nghìn/hơn 28 nghìn ha đất được giải quyết.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Trên 6.240 tỷ đồng phát triển các loại hình nhà ở
11:00'
Năm nay, tỉnh Ninh Thuận tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở thương mại, nhà chung cư, nhà ở xã hội, nhà ở riêng lẻ với tổng vốn huy động trên 6.243 tỷ đồng.
-
Bất động sản
Hà Nội ủy quyền cho địa phương thực hiện một số nhiệm vụ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
10:43'
Từ ngày 12/11/2024 đến 12/11/2026, UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố cho UBND quận, huyện, thị xã - nơi có nhà chung cư cải tạo, xây dựng lại.
-
Bất động sản
Căn hộ Sun Group tại Hà Nam - sáng tạo về không gian
10:01' - 14/11/2024
Sáng tạo về không gian và tính nghệ thuật giúp căn hộ Sun Urban City Hà Nam “mê hoặc” từ cái nhìn đầu tiên.
-
Bất động sản
Dự báo diễn biến thị trường bất động sản khi có bảng giá đất mới
16:28' - 13/11/2024
Dù bảng giá đất mới của các địa phương có biên độ điều chỉnh khác nhau nhưng thị trường bất động sản sẽ chịu nhiều tác động, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Bất động sản
Nguy cơ lãng phí tài nguyên vì chậm khai thác quỹ đất
08:15' - 13/11/2024
Việc chậm kế hoạch khai thác các quỹ đất không chỉ gây mất cơ hội tăng nguồn thu mà còn ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hiệu quả đất đai cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại Bình Dương.
-
Bất động sản
Dự án "đất vàng" tại Hà Nội đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở
12:06' - 12/11/2024
Tòa nhà Crown và công trình 6 tầng hầm đảm bảo quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
-
Bất động sản
Thu hồi hơn 110 địa điểm sử dụng nhà đất công không đúng quy định
11:28' - 11/11/2024
Sở Xây dựng Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản chấp thuận chủ trương, quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi 113 địa điểm sử dụng nhà đất không đúng quy định.
-
Bất động sản
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
09:58' - 10/11/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.
-
Bất động sản
Doanh thu ngành vật liệu xây dựng ước đạt 47 tỷ USD
11:43' - 09/11/2024
Tổng doanh thu hàng năm của ngành vật liệu xây dựng đạt khoảng 47 tỷ USD, chiếm khoảng 11% GDP quốc gia.