Hiện thực hóa ước mơ kết nối các tuyến đường sắt trên cao
Tuy nhiên, để tuyến đường sắt này phát huy tối đa hiệu quả cần nhiều giải pháp khắc phục tồn tại, thu hút thêm nhiều người dân đi tàu.
Cần tăng cường kết nối
“Mới đầu tôi chỉ đi trải nghiệm cùng với gia đình, sau đó thấy phù hợp với lộ trình từ nhà đến cơ quan ở Cát Linh nên tôi mua vé tháng đi thường xuyên. Đi tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông không chỉ giảm thiểu được thời gian, kinh phí đi lại mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Ở các nước phát triển trên thế giới, triển khai dịch vụ công cộng tương tự thế này khá nhiều. Tôi nghĩ, Việt Nam cần phát triển liên kết nhiều tuyến sẽ thu hút người dân, giảm thiểu ùn tắc giao thông”, chị Hồng Hạnh (phường Thanh Xuân Bắc) lên tàu từ ga Vành đai 3 chia sẻ.Những ngày này, hành khách đi tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông đông nhất vào các khung giờ cao điểm, còn các cung giờ khác, hầu như khách chỉ xếp kín ghế ngồi, rất ít người đứng. Phần lớn hành khách đi tàu là phụ nữ và người trẻ tuổi; trong đó, dân công sở, văn phòng là chiếm số đông.
Từ Bến xe Yên Nghĩa, bác Nguyễn Hùng (phường Yên Nghĩa) lên tàu đi thăm Lăng Bác. Bác rất hài lòng với chất lượng dịch vụ văn minh, hiện đại trên tàu đường sắt nhưng cho rằng, đơn vị quản lý cần quan tâm hơn đến những người cao tuổi.
“Cầu thang lên cửa ra tàu cao quá, trong khi thang máy chỉ dành cho người khuyết tật (theo nhân viên ga tàu), cùng với việc phải sang đường, thiếu phương tiện kết nối, thiếu chỗ gửi xe, khiến nhiều người cao tuổi gặp khó khăn trong việc tiếp cận với tàu đường sắt trên cao”, bác Nguyễn Hùng bày tỏ.
Mặc dù lựa chọn phương tiện đi lại hàng ngày bằng tàu Cát Linh – Hà Đông, nhưng chị Lê Thị Liên, đang công tác tại một công ty gần ga Cát Linh phàn nàn, tuyến tàu này vẫn còn một số bất cập, nhất là vấn đề kết nối với các loại hình vận tải công cộng khác.
Còn chị Lê Lan (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) và chị Thu Hà (quận Thanh Xuân) - những người sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm cho rằng, so với các tàu đường sắt trên cao ở nhiều nước châu Âu như Italia, Pháp thì tàu Cát Linh – Hà Đông mới đưa vào hoạt động nên còn mới và đẹp hơn. “Đây là phương tiện vận tải công cộng rất văn minh và lịch sự nên tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều tuyến đường sắt kết nối thuận lợi cho hành khách, phát huy hiệu quả toàn tuyến”, chị Lê Lan bày tỏ.
Đồng quan điểm, nhưng chị Thu Hà đưa ra đề xuất, đơn vị quản lý tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần cập nhật giờ tàu chạy hàng ngày lên trang web Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) để những hành khách như chị dễ theo dõi giờ tàu chạy, chủ động sắp xếp thời gian.
Chuyên gia giao thông, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thuỷ, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải cho rằng, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông khi đưa vào sử dụng thuận tiện cho những người dân sinh sống, làm việc… cách các trạm dừng lên - xuống của tàu khoảng 1 km trở lại.
Để nhiều người sử dụng tàu điện trên cao hơn cần có sự kết nối giữa các loại hình giao thông như trạm xe buýt, taxi, điểm trông giữ phương tiện cá nhân… kết nối, thuận tiện.
Nếu đi cả tuyến đường sắt chỉ mất chưa đầy 30 phút mà lại mất thêm 30 phút để chờ xe, đi bộ hay bắt xe tới nơi khác thì sẽ ít người sử dụng. Ngoài ra, việc các nhà ga, điểm đón khách chưa bố trí được điểm trông giữ phương tiện cá nhân sẽ là một bất lợi, thiếu tính kết nối với người sử dụng.
Do vậy, thành phố cần nghiên cứu để bố trí, ưu tiên những khu vực phục vụ nhu cầu này của người dân. Cần phải kết hợp nhiều giải pháp để thay đổi thói quen từ bỏ phương tiện cá nhân, chuyển sang phương tiện công cộng.
Để nâng cao hiệu quảTheo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội có 8 tuyến đường sắt; trong đó, giai đoạn đến năm 2025 sẽ thúc đẩy thực hiện dự án tuyến đường sắt số 3 Nhổn - ga Hà Nội; khởi công tuyến số 1: Yên Viên - Ngọc Hồi, triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư tuyến số 2: Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; Nam Thăng Long – Thượng Đình; Hà Nội – Hoàng Mai; Thượng Đình – Hoàng Quốc Việt; Văn Cao – Vành đai 4; Nam Thăng Long – sân bay Nội Bài; Mai Dịch – Dương Xá. Giai đoạn đến 2030 hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị trong khu vực trung tâm lõi của Hà Nội và triển khai thi công cơ bản hoàn thành tuyến đường sắt Thủ đô kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh. Đầu tư tuyến đường sắt vành đai quốc gia phía đông Hà Nội, từ Ngọc Hồi – Trần Hưng Đạo – Yên Viên.
Dự kiến đến năm 2025 (theo quy hoạch ban đầu) sẽ có 5 đoạn tuyến đường sắt được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng đến năm 2025 mới có đường sắt Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động; trong đó tuyến Nhổn - ga Hà Nội mới chỉ khai thác được phần trên cao, còn phần đi ngầm chưa được khai thác.
Đối với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sau một năm đi vào vận hành, khai thác đã chứng minh được ưu thế của phương thức vận tải này và cũng là lực lượng xương sống vận tải hành khách công cộng đô thị lớn. Từ ngày 6/11/2021 đến hết 6/11/2022, tuyến đường sắt này khai thác an toàn và vận chuyển được gần 7,5 triệu hành khách. Theo Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội, hiện nay, mỗi ngày có trên dưới 10.000 người đi vé tháng. Ngày bình thường có trên 32.000 lượt hành khách, ngày cuối tuần (thứ Bảy và Chủ Nhật) dao động từ 26.000 - 28.000 khách, lượng khách đi trải nghiệm đã bão hòa.
Theo Tổng giám đốc Hanoi Metro Vũ Hồng Trường, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã góp phần thay đổi thói quen đi lại của người dân, hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông đô thị. Nếu hệ thống kết nối được đầu tư mở rộng hơn nữa, phương thức đi lại này chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu của người tham gia giao thông bởi sự thuận thiện, an toàn, văn minh. Tuy nhiên, từ khi thành lập năm 2014 đến nay, khoản lỗ lũy kế của Công ty Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro) lên tới gần 160 tỷ đồng, do nhiều nguyên nhân như số lượng hành khách đi chưa cao nhưng chi phí vận hành (điện, nhân công…) không thể cắt giảm. Hệ thống mạng đường sắt đô thị chưa kết nối đồng bộ các tuyến nên chưa hấp dẫn để thu hút được đông đảo người dân tham gia. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi đưa vào vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, giá vé tạm tính, với số lượng người tham gia giao thông bằng đường sắt chưa cao thì doanh thu bán vé không đủ để bù đắp các chi phí phát sinh liên quan. Để khắc phục tình trạng trên, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố đã điều chỉnh lộ trình các tuyến xe buýt có lộ trình trùng với tuyến đường sắt, bổ sung các tuyến xe buýt mới đi từ các nhà ga. Cơ quan chức năng còn mở mới các bãi đỗ xe gần các nhà ga để tăng sự khớp nối trong hệ thống giao thông chung nhằm tạo sự thuận tiện cho người dân khi di chuyển bằng phương tiện đường sắt đô thị. Những giải pháp này nhằm thu hút thêm số lượng hành khách, tăng doanh thu bán vé của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tạo thêm nguồn thu, bù đắp số lỗ lũy kế./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển gần 6 triệu lượt hành khách
16:15' - 05/09/2022
Sau hơn 9 tháng vận hành, đến nay, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển gần 6 triệu lượt hành khách, ngày càng thu hút người dân Thủ đô đi lại bằng phương tiện này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách