Hiệp định EVFTA: Hướng tới sự phát triển bền vững
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) không chỉ thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU mà còn là động lực để hai bên đẩy mạnh hợp tác trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới sự phát triển bền vững.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn trực tuyến Hợp tác thương mại và công nghiệp với đối tác Liên minh châu Âu "EVFTA - Cơ hội hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững" do Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31/ 7.
*Bước ngoặt lớn trong quan hệ Việt Nam - EU Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU đã không ngừng phát triển. Chỉ tính riêng 18 năm lại đây, giá trị trao đổi thương mại hai chiều đã tăng hơn 13 lần từ khoảng 4,1 tỷ USD vào năm 2000 lên 56,45 tỷ USD vào năm 2019.Trong số đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt gần 41,5 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt hơn 14,9 tỷ USD. Về đầu tư trực tiếp, tính đến tháng 5/2020, có 26/27 nước thành viên EU đầu tư tại Việt Nam với 2.040 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 21,66 tỷ USD. EU đã trở thành một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.
Việc EVFTA đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020 chính là bước ngoặt lớn trong lịch sử quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam và EU. Hai bên chính thức được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do đầu tiên EU ký kết với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á và cũng là hiệp định tiên tiến, mở cửa nhất mà Việt Nam từng tham gia với những cam kết thuận lợi chưa từng có. Theo ông Hoàng Quốc Vượng, những cam kết trên sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm hai bên có thế mạnh như nông sản nhiệt đới, thủy sản, giày dép, dệt may, đồ gỗ,... của Việt Nam và những mặt hàng ô tô, dược phẩm, hóa chất từ EU...; đồng thời, giúp các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế hơn ở Việt Nam để phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại thị trường vốn được coi là năng động nhất Đông Nam Á và là cửa ngõ của khu vực. Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Tham tán thương mại Việt Nam tại Thụy Điển khẳng định, dư địa tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU còn rất lớn. Mặc dù EU là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống, chiếm tỷ trọng cao của nhiều ngành hàng Việt Nam nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ khai thác được một phần tiềm năng.Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào 7 nước Tây Âu đạt 29 tỷ USD, trong khi xuất khẩu vào 20 nước còn lại chỉ đạt 6 tỷ USD.
Mặt khác, hiệu quả khai thác thị trường của các ngành hàng cũng chưa đồng đều. Điển hình, tại Thụy Điển, trong khi mặt hàng điện thoại đã được tận dụng hết dư địa thì cà phê hầu như còn nguyên tiềm năng chưa khai thác. Tại Đan Mạch, hàng may mặc dành cho nữ, thủy sản và giày dép có thị trường lớn và còn nhiều khoảng trống chưa được khai thác. Theo bà Nguyễn Hoàng Thúy, thị trường các nước Bắc Âu có quy mô nhỏ nhưng đây là khu vực có nhiều dư địa để các doanh nghiệp biết khai thác thị trường ngách có thể thành công.Đơn cử như nhu cầu về thực phẩm hữu cơ được dự báo sẽ tăng 2-3 lần trong khoảng 10 năm tới, gạo cao cấp để làm sushi ngày càng được ưa chuộng, nhu cầu về mật ong đơn hoa cũng rất lớn... Bắc Âu cũng là khu vực tiêu thụ nhiều cà phê nhất thế giới và đây là cơ hội cho cà phê đặc sản đã được công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý như cà phê Buôn Ma Thuột.
* Ưu tiên phát triển bền vững Ông Jean – Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch EuroCham cho rằng, EVFTA thể hiện niềm tin và kỳ vọng của EU trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư toàn diện với Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp EU có cơ hội tiếp cận với một trong những thị trường tiêu dùng năng động nhất ở khu vực ASEAN và châu Á, cạnh tranh công bằng hàng hóa các quốc gia, khu vực đã có FTA với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc...Tuy nhiên, không dừng lại ở những lợi ích trước mắt về mặt thuế quan, quá trình thực thi EVFTA chính là cơ hội để các doanh nghiệp EU lan tỏa thông điệp ưu tiên phát triển bền vững của mình thông qua cải thiện môi trường làm việc, phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao khoa học, công nghệ...
Cùng quan điểm, ông Weert Borner, Phó Đại sứ, Tham tán thương mại Đức tại Việt Nam chia sẻ, EVFTA không đơn thuần là hiệp định thương mại tự do, gỡ bỏ hàng rào thuế quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của hai bên mà còn chú trọng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế cho cả Việt Nam lẫn EU.Với việc mở cửa thị trường dịch vụ, lĩnh vực nghiên cứu phát triển, y tế, đấu thầu mua sắm công, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam thể hiện bản lĩnh trong việc hội nhập một cách toàn diện và mong muốn nâng cao chất lượng của các dịch vụ công.
Việc thực thi EVFTA cũng là động lực giúp Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn về lao động, môi trường cao hơn; thúc đẩy sử dụng các tài nguyên nước, đất hiệu quả và tiết kiệm hơn để hướng tới xanh hóa nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đó cũng chính là sự bảo hộ cho việc phát triển hiệu quả những nguồn vốn mà EU đã đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam. Ở góc độ doanh nghiệp EU đã đầu tư tại Việt Nam, ông Guru Mallikarjuna, Tổng giám đốc Công ty Bosch Việt Nam đánh giá, Việt Nam có nền kinh tế phát triển năng động và lực lượng lao động trẻ dồi dào.Đây cũng những yếu tố giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, một phần để đón đầu cơ hội ưu đãi thuế từ EVFTA, phần còn lại nhằm đa dạng hóa nguồn cung, giảm phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng cũ.
Theo ông Guru Mallikarjuna, các doanh nghiệp EU kỳ vọng EVFTA sẽ tạo ra sự cải cách mạnh mẽ về thể chế, giúp môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam minh bạch hơn.Đồng thời, khuyến khích Việt Nam tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh số hóa thông tin và quy trình quản lý; có cơ chế đặc biệt để khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao và phát triển chuỗi cung ứng.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp EU cũng mong muốn được đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương ở Việt Nam thông qua việc thúc đẩy hợp tác, liên kết về công nghệ, quy trình hoạt động giữa các tập đoàn đa quốc gia của EU với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Khi các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh và đủ năng lực trở thành đối tác cho các doanh nghiệp EU thì hiệu quả hợp tác giữa hai cộng đồng doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả tối ưu và duy trì một cách bền vững - ông Guru Mallikarjuna nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Chủ động tạo giấy thông hành
14:53' - 31/07/2020
Để giải quyết đồng bộ nhu cầu nguyên liệu và đảm bảo vệ sinh môi trường, các bộ ngành cần quy hoạch được vùng, khu công nghiệp chuyên biệt cho ngành công nghiệp da giày và cả dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Đường lớn nhưng không dễ đi
14:50' - 31/07/2020
Việc bước vào “sân chơi” lớn cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội từ EVFTA : Cơ hội cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
14:38' - 31/07/2020
Trong khi Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm thủy sản thì EU đang nhập khẩu một lượng lớn các mặt hàng này với giá trị nhập khẩu chiếm 8,4% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Đường “cao tốc” vào EU đã mở
14:37' - 31/07/2020
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây được ví như tuyến “đường cao tốc” mở ra cơ hội đẩy mạnh giao thương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.