Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội hút vốn đầu tư vào ngành ngân hàng
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) vừa được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai bên ở nhiều lĩnh vực; trong đó có dịch vụ ngân hàng.
Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xem xét cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Mặc dù cam kết này sẽ được tiến hành tự nguyện giữa các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam và các tổ chức tín dụng của châu Âu. Tuy nhiên, cam kết chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm và không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank. Bên cạnh đó, việc các tổ chức tín dụng của EU tham gia nắm giữ vốn điều lệ tại 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục mua bán và sáp nhập cũng như các yêu cầu an toàn và cạnh tranh khác, bao gồm hạn chế hoặc giới hạn về tỷ lệ cổ phần sở hữu áp dụng cho nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức trên cơ sở đối xử quốc gia theo pháp luật và quy định của Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia, việc nới room ngoại của các tổ chức tín dụng EU theo cam kết của EVFTA được kỳ vọng thu hút sự tham gia của các ngân hàng EU mạnh mẽ trong những năm tới. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng trong nước vốn dĩ vẫn trong giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ, nhu cầu tìm kiếm đối tác, nguồn vốn đầu tư quốc tế là rất lớn. EVFTA sẽ là cơ hội để các ngân hàng gia tăng nội lực tài chính cũng như tranh thủ các mô hình kinh doanh, quản trị và công nghệ hiện đại từ châu Âu. Theo báo cáo Cơ hội từ Hiệp định EVFTA đối với ngành ngân hàng do Công ty chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) mới phát hành, so với các ngân hàng châu Âu, thị trường Việt Nam tỏ ra hấp dẫn hơn đối với các ngân hàng châu Á do một phần liên quan đến đặc điểm địa lý. Hiện chỉ có 3 ngân hàng từ EU có Chi nhánh hoạt động tại Việt Nam (bao gồm ngân hàng BNP Paribas và BPCE IOM Bank của Pháp; Deutsche Bank của Đức), nhưng chưa có ngân hàng 100% vốn từ EU đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh đầu tư, IVS cho rằng, các ngân hàng Việt Nam có sức hấp dẫn lớn với các tổ chức quốc tế. Rào cản lớn nhất trên khía cạnh này liên quan đến quy định pháp lý về mức trần giới hạn sở hữu 30% của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam. Do vậy, với cam kết từ EVFTA, các ngân hàng châu Âu hiện đầu tư mạnh tại thị trường Việt Nam (Deustche Bank, Norges Bank) và khu vực Đông Nam Á sẽ hứng thú hơn cả. Theo chuyên gia của IVS, khi được nới room, ngân hàng mục tiêu sẽ được tiếp cận nguồn vốn lớn, hỗ trợ mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng bị giới hạn tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) ở mức 85% theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội lớn để ngân hàng mục tiêu có thể tiếp cận bộ máy quản trị hiệu quả từ ngân hàng rót vốn cũng như có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế. Thực tế, các ngân hàng châu Âu đều có thế mạnh về quy mô, kinh nghiệm cũng như chuẩn mực quản trị cao, hầu hết đều đang áp dụng Basel III và tiến hành đến Basel IV. Vì vậy, việc lựa chọn đối tác phải dựa trên các tiêu chí nhằm đảm bảo được lợi nhuận đầu tư (biên lợi nhuận tốt); kiểm soát rủi ro hiệu quả, nâng cao hình ảnh của tổ chức (cơ hội tăng trưởng và có thế mạnh trong phân khúc khai thác). Đặc biệt, phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong khâu quản trị vận hành như Basel II và Basel III, báo cáo theo chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)… Đến nay, việc ngân hàng nào được nới room ngoại vẫn là ẩn số. Để đáp ứng được tiêu chí để các tổ chức tín dụng châu Âu nâng room ngoại lên 49% phải chờ phía EU xem xét và sự cân nhắc của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, theo xếp hạng tín nhiệm của Moody công bố tháng 12/2019, Techcombank, MB, VPBank, VIB và ACB là những ngân hàng thương mại cổ phần (ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước) có xếp hạng cao nhất trong 31 ngân hàng của Việt Nam được xếp hạng. Hiện có 16 ngân hàng Việt đã hoàn tất Basel II, bao gồm: Vietcombank, MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank, VietBank, SeABank, Nam A Bank, LienvietpostBank, BIDV và Ngân hàng Bản Việt./. Xem thêm:>>SHB khuyến khích khách hàng giao dịch online phòng lây lan COVID-19
>>Dịch do virus Corona: Ngân hàng thúc đẩy thanh toán online
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bơm 14,33 tỷ USD vào thị trường tài chính
15:49' - 17/02/2020
Ngày 17/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã bơm 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14,33 tỷ USD) vào hệ thống tài chính trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Ngân hàng UBS nhận định về kinh tế Trung Quốc
06:00' - 15/02/2020
Bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, UBS hy vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng hơn nữa các chính sách để ổn định tăng trưởng.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng giảm phí dịch vụ về 0 đồng từ hôm nay 14/2
10:36' - 14/02/2020
Bắt đầu từ ngày hôm nay (14/2), dù khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp khi chuyển khoản trên các nền tảng điện tử của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đều được miễn phí hoàn toàn.
-
Ngân hàng
Brand Finance Banking 500: Agribank xếp hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam
12:57' - 12/02/2020
Agribank đứng thứ hạng 190 và cũng là xếp hạng cao nhất trong số 9 ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam trong bảng xếp hạng toàn cầu năm 2020.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ SMEDF với Ngân hàng MB
19:55' - 10/02/2020
Lễ ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (SMEDF) và Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội (MB) diễn ra chiều nay (10/2) tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00'
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/7: Giá USD và NDT biến động nhẹ
08:54' - 10/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 10/7 tại Vietcombank là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán.