Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan - Rằm tháng 7
Vu lan giờ đây không chỉ là nghi lễ riêng của Phật giáo, ngày lễ lớn đối với những người con Phật mà còn đi vào truyền thống đạo đức, trở thành một nét văn hóa đẹp, thấm sâu trong tâm thức của hàng triệu người con Việt.
Nguồn gốc ngày lễ Vu lan
Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói), Vu lan đã trở thành ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên, nhắc nhớ mỗi người con hãy sống có hiếu hơn, đạo đức hơn nữa để đáp đền tình thương bao la rộng lớn của cha mẹ - những người đã hy sinh cả cuộc đời, cả tâm hồn và thể xác cho con.
Ngày lễ Vu lan đã trở thành ngày lễ mang nét đẹp nhân văn sâu sắc, là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống, tập quán tốt đẹp để tỏ lòng báo hiếu, tri ân của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, với những người thân đã khuất, để cầu siêu cho các Anh hùng Liệt sỹ, thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc.
Hiếu hạnh là vấn đề quan trọng được đức Phật quan tâm và đề cao. Giá trị cốt lõi của Phật giáo là giá trị nhân văn, đạo đức, hướng con người tới sống từ, bi, hỷ, xả, coi trọng đạo hiếu...
Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “Hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “Muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ”. Đó là những giá trị tích cực, thiết thực, góp phần giáo dục đạo đức con người nói chung và giới trẻ nói riêng.
>>>>Ngày lễ Vu Lan có phải là lễ Xá tội vong nhân?
Lễ Vu Lan tại một số nước ở châu Á
Lễ Vu Lan thường tổ chức vào dịp ngày Rằm tháng 7 hằng năm, nhưng ở mỗi quốc gia ở châu Á lại mang những nét đặc trưng riêng biệt.
- Tại Nhật Bản: Người Nhật cũng có lễ Obon báo hiếu, thường diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm. Trong dịp này, hầu hết những người ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà, hoặc đi viếng mộ người thân. Obon mang nghĩa “Ngày của người chết”.
Đây là một phong tục truyền thống của Phật tử người Nhật, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Sự kiện quan trọng nhất trong ngày này là việc dâng lửa để soi đường cho linh hồn, với 5 đám lửa được sắp xếp theo chữ Hán, đốt trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong một giờ đồng hồ.
Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Đây là cách người Nhật báo hiếu với tổ tiên và cũng là một trong những lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới.
Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân Nhật Bản còn đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, bờ biển như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.
- Tại Hàn Quốc: Với người Hàn Quốc, dịp Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra vào Rằm tháng 7 là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại có thêm phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu thoát.
Tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà người Hàn Quốc có những cách báo hiếu khác nhau, từ việc làm nhỏ như tự tay chuẩn bị những tấm thiệp tình cảm hay tặng món quà đắt tiền... Tất cả đều như một lời cảm ơn chân thành dành cho người nhận.
- Tại Malaysia: Đại lễ Vu Lan còn gọi là ngày tổ tiên hay lễ hội tháng bảy. Ngoài những việc thể hiện tinh thần hiếu đạo như thăm viếng mộ người thân, tảo mộ, dâng cúng vật phẩm, người Malaysia còn tổ chức hiều hoạt động văn hóa, tôn giáo mang màu sắc riêng.
>>>Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy
Tin liên quan
-
Đời sống
Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 sao cho đúng?
13:49' - 16/08/2018
Mỗi dịp rằm tháng 7 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực cô hồn).
-
Đời sống
Bài cúng rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
12:18' - 16/08/2018
Ngày rằm tháng 7 âm lịch năm nay sẽ rơi vào thứ Bảy (25/8). Mời độc giả tham khảo một số bài cúng rằm tháng 7 theo cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin) dưới đây.
-
Đời sống
Gợi ý mâm cỗ chay dễ làm cúng rằm tháng 7
10:27' - 16/08/2018
Chỉ với một vài món chay đơn giản và cực dễ làm như đậu sốt nấm, chả đậu xanh chiên xù, bánh hỏi lá cẩm khô... chúng ta đã có một mâm cỗ chay đủ đầy để dâng lên ông bà tổ tiên ngày rằm tháng 7 rồi.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì để thể hiện lòng thành của gia chủ?
15:33'
Ngày 23 tháng chạp hàng năm như thường lệ mọi gia đình đều làm mâm cơm tiễn ông Công, ông Táo về trời, vậy mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
-
Đời sống
Xuân Ất Tỵ 2025: Kiều bào Việt Nam tại Nam Phi vui đón Tết
09:17'
Trong không khí đầm ấm, sum họp và hân hoan chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, tối 18/1 theo giờ địa phương, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã tổ chức chương trình “Xuân Quê hương”.
-
Đời sống
Xuân Ất Tỵ 2025: Ấm áp “Xuân Quê hương” ở Slovakia
09:07'
Ngày 17/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia tổ chức chương trình “Xuân Quê hương 2025” mừng xuân Ất Tỵ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/1
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 19/1 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/1, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 1, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Đầm ấm “Xuân quê hương 2025” tại Nhật Bản
21:52' - 18/01/2025
Tối 18/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã chủ trì, phối hợp cùng các Hội đoàn, doanh nghiệp Việt tại Nhật Bản cùng tổ chức chương trình gặp gỡ “Xuân quê hương 2025” tại thủ đô Tokyo.
-
Đời sống
Ấm áp Tết nhân ái tại Bình Phước
20:29' - 18/01/2025
Ngày 18/1, hàng ngàn người dân huyện Phú Riềng (Bình Phước) phấn khởi đón Tết sớm trong Chương trình “Tết Nhân ái-Gắn kết cộng đồng” Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại xã Long Hà.
-
Đời sống
UNESCO khẳng định tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng Việt Nam
20:28' - 18/01/2025
Ngày 17/1, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO đã có cuộc làm việc với ông Ernesto Renato Ottone Ramirez - Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO phụ trách Văn hóa.
-
Đời sống
Làng mai vàng lớn nhất Tp. Hồ Chí Minh rộn ràng vụ Tết
14:06' - 18/01/2025
Những ngày này nông dân trồng mai xã Bình Lợi, (huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh) đang tất bật những công đoạn chăm sóc cuối cùng để đưa sản phẩm ra thị trường.
-
Đời sống
Những lưu ý đặc biệt khi cúng giao thừa Ất Tỵ 2025 để đón tài lộc
08:36' - 18/01/2025
Lễ giao thừa, hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, diễn ra vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu từ lúc hết giờ Hợi ngày 30 Tết và bước sang giờ Tý của ngày mùng 1 Tết.